Soạn bài Người thứ bảy SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diềuChú ý mối quan hệ giữa nhân vật “tôi” và K.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Đọc hiểu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 86 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Chú ý mối quan hệ giữa nhân vật “tôi” và K. Phương pháp giải: Chú ý phần 1 Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật "tôi" và K là bạn thân, coi nhau như những người anh em thực thụ
Xem thêm
Cách 2
Nhân vật “tôi" và K là hai người bạn thân, K học thấp hơn “tôi" một lớp.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 86 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Nhân vật K có điểm gì đặc biệt? Phương pháp giải: Chú ý vào lời giới thiệu về nhân vật K Lời giải chi tiết: Cách 1 K bị chứng khó đọc, nhưng năng khiếu hội họa khiến cậu trở thành một nhân tài trong lớp vẽ: “Chỉ cần đưa K một cây bút chì, cậu ấy sẽ vẽ nên một bức tranh đầy sống động…”
Xem thêm
Cách 2
K có chứng khó đọc nhưng lại có năng khiếu trong lĩnh vực hội họa.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 87 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Con sóng được miêu tả thế nào? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 “Con sóng dâng cao hơn, chạm đến chân tôi”, “Không có bất cứ âm thanh hay lời cảnh báo nào, biển cả dâng lên, há cái miệng đen ngòm của nó ra nhìn vào chúng tôi”
Xem thêm
Cách 2
Con sóng dâng lên cao, chạm đến chân nhân vật “tôi” và rồi rút dần, cứ thế cuộn sâu và biến mất.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 88 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Điều gì khiến nhân vật “tôi” “không hiểu nổi”? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhân vật “tôi” “không hiểu nổi” khi K không hề nghe thấy tiếng gầm rú – một âm thanh làm rung cả mặt đất
Xem thêm
Cách 2
Điều khiến nhân vật “tôi” “không hiểu nổi” là K không nghe đươc cái tiếng gầm rú làm rung cả mặt đất như vậy.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 5 Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 88 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Hình dung K trong lòng con sóng dữ. Phương pháp giải: Chú ý phần 1, đoạn “tôi" và K gặp con sóng Lời giải chi tiết: Cách 1 K vô cùng hoảng sợ và bàng hoàng trước con sóng, con sóng cao như tòa nhà 3 tầng còn K quá nhỏ bé chỉ như hạt cát trong lòng con sóng. Khi cậu nhận ra thì con sóng đã ở quá gần mình.
Xem thêm
Cách 2
Hình dung: K đứng yên, bàng hoàng thấy con sóng lao đến nhấn chìm tất cả mọi thứ. Dù cố gắng chạy thoát nhưng K vẫn bị con sóng nuốt chửng.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 6 Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 89 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Vì sao đây là câu chuyện khó tin đối với vài người? Phương pháp giải: Đọc và chú ý phần 1, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Đây là câu chuyện khó tin với vài người vì linh hồn K hiện về khi đã bị cơn sóng nuốt chửng.
Xem thêm
Cách 2
Vì nhân vật “tôi” thấy nó cũng vô cùng hoang đường
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 7 Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 90 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Nhân vật “tôi” ân hận điều gì? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 “Tôi” ân hận vì biết mình có thể cứu K, có thể chạy đến chỗ K thật nhanh và kéo cậy ấy ra khởi đó nhưng vì sợ hãi mà cậu ấy lại một mình và chạy trốn, điều khiến “tôi” đau đớn hơn là cha mẹ K và mọi người không hề trách móc “tôi”
Xem thêm
Cách 2
Nhân vật “tôi” ân hận vì đã sợ hãi, bỏ K lại một mình và chạy trốn. Ân hận hơn khi cha mẹ K và mọi người không trách mình.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 8 Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 90 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Vì sao nhân vật “tôi” phải chuyển nơi ở? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Vì “tôi” không thể tiếp tục sống ở nơi bãi biển K đã chết và những cơn ác mộng không hồi kết
Xem thêm
Cách 2
Nhân vật “tôi” phải chuyển nơi ở vì bị ám ảnh bởi hình bóng của K ở bãi biển này.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 9 Trả lời Câu hỏi 9 Đọc hiểu trang 91 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Điều gì đã thay đổi trong con người nhân vật “tôi”? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 “Tôi không còn nằm mơ thấy ác mộng nữa. Tôi không còn thức dậy giữa đêm khuya vì chính tiếng thét gào của mình”
Xem thêm
Cách 2
Nhân vật “tôi” đã không còn mơ thấy ác mộng, bản thân đã được cứu rỗi.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 10 Trả lời Câu hỏi 10 Đọc hiểu trang 91 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Tìm hiểu ý nghĩa những lời cuối của người thứ bảy. Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Ý nghĩa của lời nói: Thứ đáng sợ nhất mà chúng ta thấy là ta luôn đầu hàng với nỗi sợ.
Xem thêm
Cách 2
Ý nghĩa của lời nói: Thứ đáng sợ nhất mà chúng ta thấy là không dám đối mặt với nỗi sợ
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 1 Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Tóm tắt văn bản và xác định nhân vật chính của truyện Người thứ bảy. Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Nhân vật “tôi” và K là hai người bạn thân. Trong một cơn bão lớn, con sóng dữ dội đã cuốn K đi trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. Hình ảnh đó đã ám ảnh trong tâm trí nhân vật “tôi” khiến anh phải chuyển chỗ ở. Sau bốn mươi năm, nhân vật “tôi” mới trở lại quê nhà. Anh dũng cảm quay trở lại bờ biển năm nó, nơi đã cuốn người bạn của mình đi mất. Dường như mọi thứ đã xoa dịu được nỗi đau của nhân vật “tôi”, anh không còn nằm mơ thấy ác mộng cũng như hình ảnh những con sóng dữ. Anh cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã được biến mất. - Nhân vật chính của truyện là: nhân vật “tôi”.
Xem thêm
Cách 2
- Tóm tắt: + Nhân vật “tôi” và K là hai người bạn thân. Trong một cơn bão lớn, con sóng dữ dội đã cuốn K đi trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi” và trở thành nỗi ám ảnh "tôi" suốt một thời gian dài. + Sau bốn mươi năm, nhân vật “tôi” mới trở lại quê nhà. Anh dũng cảm quay trở lại bờ biển năm nó, nơi đã cuốn người bạn của mình đi mất. - Nhân vật chính: nhân vật “tôi”.
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 2 Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Nêu nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản bằng một câu ngắn gọn. Phương pháp giải: Nêu nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản bằng một câu ngắn gọn. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Phần 1 (Từ đầu đến “cười toe toét”): Hình ảnh K bị con sóng cuốn mất trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. - Phần 2 (tiếp đến “rời khỏi tâm trí tôi”): Nỗi ám ảnh trong tâm trí của nhân vật “tôi”. - Phần 3 (còn lại): Nhân vật “tôi” đối diện với nỗi sợ và sự giải thoát trong tâm trí.
Xem thêm
Cách 2
- Phần 1: Hình ảnh K bị con sóng cuốn mất trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. - Phần 2: Nỗi ám ảnh trong tâm trí của nhân vật “tôi”. - Phần 3: Nhân vật “tôi” đối diện với nỗi sợ và sự giải thoát trong tâm trí.
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 3 Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K; từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật “tôi”. Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1
Xem thêm
Cách 2
Xem thêm
Cách 2
CH cuối bài 4 Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật K trong con sóng được nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa và tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Con sóng dữ dội tượng trưng cho những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà con người luôn luôn phải đối mặt. - Nụ cười của nhân vật K tượng trưng cho sự lạc quan để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. - Hai hình ảnh này có ý nghĩa nhấn mạnh và tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ về cách truyền đạt nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện. CH cuối bài 5 Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Truyện Người thứ bảy muốn gửi bạn thông điệp gì? Đoạn kết của truyện có phải là nội dung thông điệp ấy không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 -Truyện Người thứ bảy muốn gửi đến ta thông điệp: thay vì chạy trốn hãy đối diện với nỗi sợ, chúng ta hãy dũng cảm đối diện với nó để bản thân không bị đánh mất những giá trị quan trọng. -Đoạn kết của truyện cũng chính là nội dung thông điệp vì bài học mà nhân vật “tôi” nhận ra cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. CH cuối bài 6 Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều Em có ấn tượng sâu sắc nhất về chi tiết (hình ảnh, sự việc, nhân vật, lời thoại,...) nào trong truyện ngắn này? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải chi tiết: Cách 1 Em thích nhất sự việc nhân vật “tôi” luôn cảm thấy ám ảnh về sự việc kinh hoàng đó bởi em thấy được hình bóng của mình. Để đối diện với điều này nhân vật “tôi” phải chuyển chỗ ở cũng giống như ta luôn phải chạy trốn với nỗi sợ. Để vượt qua một điều khó khăn, về mặt tâm lí là rất khó. Sự ám ảnh, niềm hoang mang, lo sợ luôn bủa vây họ và để cứu thoát cho chính bản thân mình chỉ còn cách chạy trốn khỏi nỗi sợ đó.
Xem thêm
Cách 2
Em thích nhất sự việc nhân vật “tôi” luôn cảm thấy ám ảnh về sự việc kinh hoàng đó bởi em thấy được hình bóng của mình. Để đối diện với điều này nhân vật “tôi” phải chuyển chỗ ở cũng giống như ta luôn phải chạy trốn với nỗi sợ.
Xem thêm
Cách 2
|