Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều

Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 38 SGK Văn 9 Cánh diều

Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, tìm các từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ: đàng, vô, mầy, nầy, vầy, chưa hãn dạ nầy…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Các từ ngữ: đàng, vô, mầy, nầy, vầy, chưa hãn dạ nầy…

Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ: xông vô (xông vào), mầy (mày), chưa hãn dạ nầy (hãn: rõ, nầy: này), hay vầy (biết như thế này). Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.

Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích mộc mạc, bình dị và mang màu sắc địa phương Nam bộ: xông vô (xông vào), mầy (mày), chưa hãn dạ nầy (hãn: rõ, nầy: này), hay vầy (biết như thế này)….

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 38 SGK Văn 9 Cánh diều

Nhận biết các chi tiết miêu tả hành động của Lục Vân Tiên

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những câu thơ miêu tả hành động và lời nói của Lục Vân Tiên

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các chi tiết: bẻ cây làm gậy, xông vô, kêu rằng…, tả đột hữu xông, dẹp lũ kiến chòm ong…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên:Đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga

+ Hoàn cảnh: trên đường đi thi, ghé về thăm nhà.

+ Tình thế: đơn độc (một mình) tay không.

+ Thái độ: bất bình

+ Hành động: bẻ cây làm gậy, xông vô

+ Lời nói: “kêu rằng ..... hại dân”.

=> dũng cảm, nghĩa khí, mang khí phách của người anh hùng. Tính cách anh hùng, tài năng, vị nghĩa.

Các chi tiết: bẻ cây làm gậy, xông vô, kêu rằng…, tả đột hữu xông, dẹp lũ kiến chòm ong…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 39 SGK Văn 9 Cánh diều

Chú ý lời đối thoại giữa hai nhân vật chính

Phương pháp giải:

Chú ý đoạn đối thoại của hai nhân vật chính

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Lục Vân Tiên: dũng cảm, văn võ song toàn, hành hiệp trượng nghĩa, trọng lễ giáo, coi trọng nghĩa khí, làm việc thiện không phải vì muốn được đền ơn.

- Kiều Nguyệt Nga: thùy mị, nết na, khuê các, có học thức, băn khoăn, xem trọng ơn nghĩa, muốn đền ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhân vật Lục Vân Tiên:

+ Lời nói:

Hỏi: “ai than khóc” => quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ.

Khẳng định: “ta đã...” => an ủi.

Can ngăn: “khoan khoan...” => hiểu và xem trọng lễ giáo, cư xử đúng mực, coi trọng danh dự.

+ Thái độ: vô tư, trong sáng, khiêm nhường, coi trọng khí phách, bổn phận của người anh hùng.

=> Thái độ ân cần, chu đáo, cư xử đúng mực, hiểu lễ giáo; tính cách khiêm nhường.

=> Vân Tiên là nhân vật lí tưởng, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.

- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:

+ Thái độ: biết ơn => trọng nghĩa.

+ Cử chỉ: cúi đầu lạy

+ Lời nói: thưa, gửi => lễ phép.

+ Tính cách: chân thực, hiếu thảo, trọng nghĩa.

=> xưng hô khiêm nhường, nói năng dịu dàng, mực thước, bình dị, mộc mạc.

=> Là người con gái hiền hậu, nết na.

+ Cư xử: mời lên ngồi, mời đến nhà để được đền đáp ơn Vân Tiên

=> cách ứng xử ân tình, ân nghĩa.

=> Nguyệt Nga là cô gái thùy mị, nết na, có học thức và trọng tình nghĩa.

- Nhân vật Lục Vân Tiên: văn võ song toàn, dũng cảm trượng nghĩa, coi trọng lễ giáo, làm việc thiện không cần đền ơn.

- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: thùy mị, nết na, có học thức, xem trọng ơn nghĩa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 40 SGK Văn 9 Cánh diều

Nguyệt Nga đã thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên thế nào?

Phương pháp giải:

Chú ý lời thoại của Kiều Nguyệt Nga

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. Nàng thấy rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, đủ hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng)

Lâm nguy chằng gặp giải nguy,

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.

Nàng thấy rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, đủ hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.

Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên".

- Cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng: gọi Lục Vân Tiên là “quân tử”, xưng là “tiện thiếp”

- Kể rõ sự tình cho Lục Vân Tiên nghe: Nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân.

- Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn.

Cách xưng hô: ‘quân tử”, “tiện thiếp”

=> Thể hiện sự khiêm nhường, cách nói năng dịu dàng, mực thước và muốn thể hiện sự cảm kích, xúc động của bản thân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 41 SGK Văn 9 Cánh diều

Vân Tiên đã có hành động thế nào trước thái độ của Nguyệt Nga?

Phương pháp giải:

Chú ý cách đối đáp của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Lời Vân Tiên chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc mình làm là hiển nhiên, thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi nghe Kiều Nguyệt Nga nói muốn được lạy tạ ơn. Vân Tiên vội gạt đi ngay "Khoan khoan ngồi đó chớ ra.” Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga, để cha nàng đền đáp, và ờ đoạn từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.

Lục Vân Tiên mỉm cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 41 SGK Văn 9 Cánh diều

Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu -> “thân vong”): Lục Vân Tiên đánh cướp.

- Phần 2 (còn lại): Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được chia thành 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến đoạn “ Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”: Miêu tả cảnh Lục Văn Tiên đánh đuổi bọn cướp. ( 14 câu thơ đầu)

+ Phần 2: Đoạn thơ còn lại: Lục Vân Tiên trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga sau khi giải cứu nàng.

- Có thể chia đoạn trích làm 2 phần.

- Nội dung chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”. Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
  • Phần 2. Còn lại. Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 41 SGK Văn 9 Cánh diều

"Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau", đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và kiến thức ngữ văn về truyện thơ Nôm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hai tuyến đối lập bao gồm:

- Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga: phe chính nghĩa, ngay thẳng, lương thiện, trọng nghĩa khí…

- Phong Lai: phe phản diện, hung dữ, gian ác…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

“Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau”, đặc điểm đó được thể hiện trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:

– Phong Lai: Nhân vật phản diện, là kẻ đứng đầu toán cướp. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng một tên cướp ngông nghênh, hung dữ, gian ác, không có học thức. Khi nói chuyện thì giọng điệu ngang tàng, kiêu căng và hống hách.

– Lục Vân Tiên: Là tuyến nhân vật chính, Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng như một anh hùng với sự mạnh mẽ, dứt khoát với toán cướp. Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên cũng có những phẩm chất của học trò Nho gia đó là sự hiểu biết lễ nghĩa, có học thức, khi trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga thì nhã nhặn, giữ khoảng cách và thể hiện sự quan tâm.

– Kiều Nguyệt Nga: Là đại diện cho hình ảnh người con gái con quan thời kỳ phong kiến với sự dịu dàng, đoan trang, khuê các, hiếu nghĩa, biết trước biết sau. Khi nói chuyện với Lục Vân Tiên – người đã cứu mình thì rất nhẹ nhàng, cảm kích, biết ơn và đầy thiện cảm.

- Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga: phe chính diện, là những người ngay thẳng, lương thiện, trọng nghĩa khí

- Phong Lai: phe phản diện, có tính cách hung dữ, gian ác

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 41 SGK Văn 9 Cánh diều

Từ nội dung đoạn trích, hãy trình bày những nét tính cách nổi bật của hai nhân vật Lục vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, phân tích nhân vật và liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của con người dũng tướng. Chàng chỉ có một mình, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vậy mà Vân Tiên vẫn can đảm “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh cướp. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, giản dị, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ: “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han, cho thấy chàng rất đàng hoàng, chững chạc. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, là hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

- Kiều Nguyệt Nga là một cô gái thuỳ mị, nết na, có học thức. Cô là một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:

Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng để cứu người, giúp đời. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã phần nào thể hiện được tính cách của Lục Vân Tiên.

+ Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành, Lục Vân Tiên xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

+ Chỉ một mình, lại không có vũ khí, chàng đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ.

Vân Tiên tả đột hữu xung,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan...

+ Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên đã ân cần hỏi han, an ủi họ. Hành động của chàng thật đàng hoàng, chững chạc. Tuy có phần câu nệ nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một con người có văn hóa trong khi ứng xử với hai người con gái: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”.

+ Từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng họa.

=> Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa.

- Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:

+ Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám "bớ đảng hung đồ". Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi.

+ Lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các:

"Thưa rằng: "Tôi thiệt người ngay"
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ
Trong xe chật hẹp khôn phô
Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng"

+ Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp "Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng". Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng "đền ơn, tạ nghĩa" đối với người "ân nhân" của mình.

=> Có thể thấy người con gái này "tài sắc vẹn toàn", đoan trang thục nữ nhưng cũng đầy tài hoa, học thức tinh thông.

- Lục Vân Tiên mang cốt cách của người anh hùng:

  • Khi nói chuyện với Phong Lai: cương quyết, hùng hồn.
  • Khi nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga: nhã nhặn, lịch sự.

- Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, đoan trang: lời nói nhẹ nhàng, thể hiện sự cảm kích, biết ơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 41 SGK Văn 9 Cánh diều

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời đối thoại của nhân vật và kiến thức về đối thoại

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.

- Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.

- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.

- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đặc điểm ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.Mỗi lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích có sắc thái riêng

- Vân Tiên: mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.

- Phong Lai: hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.

- Nguyệt Nga: dịu dàng khuê các, đoan trang.

- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất Nam Bộ.

- Giọng điệu linh hoạt, phù hợp với từng nhân vật, hoàn cảnh

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 5

Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 41 SGK Văn 9 Cánh diều

Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ để đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra nội dung để khái quát lên chủ đề

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ đề: khát vọng giúp đời và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Căn cứ xác định dựa vào hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

Thái độ của tác giả: ca ngợi, đề cao những con người có phẩm chất tốt đẹp, nghĩa khí và khao khát mãnh liệt “cứu người giúp đời” thông qua nhân vật Vân Tiên

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.

- Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:

+ Đầu tiên, nó thể hiện tinh thần dân tộc kiên cường và sự phản kháng của nhân vật Vân Tiên đối với thực dân Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hùng ép, tạo nên một không gian văn học sống động và sâu sắc. Câu chuyện được kể một cách hấp dẫn và lôi cuốn, với những tình tiết ly kỳ và những bài thơ đẹp mắt. Bằng cách sử dụng văn phong chất phác nhưng truyền cảm, tác giả đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm và triết lý sống vào từng câu chữ, để người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc.

+ Giá trị nhân văn của Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga cũng là một điểm nổi bật. Truyện mang đậm tình cảm nhân văn, khắc họa những phẩm chất cao đẹp như lòng dũng cảm, tình yêu và sự hy sinh,…

+ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga còn mang giá trị về tình yêu quê hương. Tác phẩm này thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt của nhân vật chính và tác giả.

+ Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga còn phản ánh sự bất công và áp bức mà dân tộc Việt Nam phải đối mặt trong quá khứ. Tác giả đã sử dụng những tình tiết đau lòng và bất công để khắc họa cuộc sống khắc nghiệt và đánh đổi của nhân vật chính. Qua đó, tác phẩm gợi lên sự cảm thông và đồng cảm của người đọc, tạo nên một trạng thái nhạy cảm và đồng hành với những biến cố đau lòng trong lịch sử dân tộc. Đồng thời, nó cũng tôn vinh vai trò của ngôn ngữ, nhạc cụ và các hình thức nghệ thuật truyền thống trong việc bảo tồn và truyền bá những giá trị này cho thế hệ sau.

- Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Căn cứ xác định dựa vào hành động, lời nói của nhân vật chính là Lục Vân Tiên.

- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, cảm phục những người có cốt cách cao đẹp, thích hành hiệp trượng nghĩa qua nhân vật Lục Vân Tiên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 6

Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 44 SGK Văn 9 Cánh diều

Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đoạn trích đã đem đến cho em cái nhìn về Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga nết na, nhân hậu, ân tình. Tất cả những vẻ đẹp ấy của đoạn thơ phù hợp với phong cách sống, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng của nhân dân ta, dạy chúng ta bài học đạo đức thiết thực và cao cả biết bao.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

* Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp

- Tình huống: Kiều Nguyệt Nga trên đường bị bọn cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi qua thấy vậy liền đến cứu giúp.

- Hành động của Lục Vân Tiên:

+ “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.

+ Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.

+ Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.

+ Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

=> Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.

- Kết quả: bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.

* Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

- Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”.

Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.

=> Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp.

- Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.

- Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.

=> Từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.

- Lục Vân Tiên khi nghe Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý báo đáp ân tình thì đã cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

=> Thể hiện phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.

* Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp với lối văn tự sự thơ.

- Ngôn ngữ hết sức giản dị và đời thường.

- Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, hành động.

Lục Vân Tiên là một chàng trai tài giỏi, trượng nghĩa cũng như có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close