Văn bản Đô – tôi- ép- xkiTrái tim ông chỉ đạp vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ. Không một nhà văn Đức, Pháp hoặc I-ta-li-a nào nhớ lại là đã gặp ông đã nói với ông. Đô – tôi- ép- xki (trích) X. Xvai- gơ Trái tim ông chỉ đạp vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ. Không một nhà văn Đức, Pháp hoặc I-ta-li-a nào nhớ lại là đã gặp ông đã nói với ông. Ông chỉ được biết đến ở ngân hàng, mà trước cửa tò vò của nó ông đứng chờ ngày lại ngày và với một giọng nói cảm động ông hỏi xem từ nước Nga tờ séc của ông cuối cùng đã đến chưa : một trăm rúp ấy, mà vì chúng trong các thư của ông, ông đã biết bao nhiêu lần quỳ gối trước những người xa lạ và thấp hèn. Các nhân viên ra mặt chế nhạo lão điên nghèo và sự chờ đợi vĩnh viễn của lão. Ông cũng là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ ; ông đã cầm cố ở đó tất cả, một lần đến cả cái quần đùi cuối cùng để đánh một cái (Tranh do hoạ sĩ Va-xi-li Pê-rốp điện về Xanh Pe-téc-bua, một tiếng kêu tuyệt vọng xé ruột mà ta luôn tìm thấy trong thư từ của ông. [..] Suốt đêm ông làm việc trong khi ở phòng bên vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ. Cơn động kinh chộp họng ông ; chủ nhà không được trả tiền đe doạ gọi cảnh sát ; bà đỡ đòi tiền nợ. Và ông viết Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Con bạc – những tác phẩm đồ sộ của thế kỉ XIX, đã tạo hình cho tất cả thế giới tinh thần của chúng ta. Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông ; nhờ nó ông sống trong Tổ quốc mình. Khi ngừng lại, ông ngạt thở với chau Âu như trong một nhà ngục ; vì vậy ông ngày càng bị thu hút vào các tác phẩm của mình. Đó là rượu ngọt làm ông ngay ngất ; đó là niềm hoan lạc lớn lao nhất của ông. Đôi khi ông ngưng lại để đém các ngày như trước đay đã đếm cái cọc của trại giam. Trở về như một kẻ hành khất, nhưng là trở về ! Nước Nga ! Nước Nga, đó là tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng của ông. Song ông chưa có quyền được trở về ; vì chính sự lớn lao của tác phẩm ông, ông phải vẫn là người không tên, kẻ bị đoạ đày của những đường phố xa lạ, đau khổ một mình mà không than vãn. Ông tiếp tục sống giữa giống người chảy rạn trước khi vươn lên ánh sáng rực rỡ của niềm vinh quang đời đời. Những thiếu thốn đã uốn còng lưng ông ; những quả chuỳ của bệnh tạt càng giáng thường xuyên hơn xuống não can ông ; nhiều ngày dài ông nằm trong một sự đờ đẫn hoàn toàn. Vừa lúc sức khoẻ trở lại, ông lẽ tới phòng làm việc. Năm mươi tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dần vặt. Cuối cùng, vào thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhát, số mệnh phán bảo thể là kết thúc. Đức Chúa Trời quay nhìn về phía Gióp”. Năm mươi hai tuổi, ông được quyền trở về Tổ quốc. Các sách của ông đã biện hộ cho sự nghiệp của ông. Tuốc-ghê-nhép, Tôn-xtôi bị lu mờ. Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Nhật kí của một nhà văn biến ông thành sứ giả của xứ sở mình. Nghệ thuật hoàn hảo nhất của ông, sức lực cuối cùng của ông, ông hiến dạng cho di chúc của mình, cho dân tộc mình : Anh em nhà Ka-ra-ma-dop. Ý nghĩa của số phận biểu lộ ra với ông ; sau tất cả những thử thách ông đã chịu, một giay hạnh phúc tuyệt đỉnh đã được ban cho ông để ông hiểu rằng hạt đã gieo xuống, mùa gặt sẽ vô tận. Thắng lợi của Đô-xtôi-ép-xki dồn lại trong một giay, cũng như ngày trước, trước những nỗi khổ hạnh của ông, Đức Chúa Trời ném cho ông một tia chớp, làn này không phải để tiêu diệt ong mà giống như những tia chớp, nhờ đó, trong một cỗ xe rực lửa, Đức Chúa Trời mang các tông đồ của Người vào cõi vĩnh hằng. Vào dịp kỉ niệm ngày sinh của Pu-skin, các nhà văn lớn nước Nga được mời đọc những diễn văn tưởng niệm. Tuốc-ghe-nhép, người than phương Tây, kẻ kình địch suốt đời cướp mát vinh quang của Đô-xtôi-ép-xki, đọc trước tiên. Một sự đón nhận khả ái, nhưng hơi lạnh nhạt. Ngày hôm sau, người ta nhường lời cho Đo-xtoi-ép-xki. Trong niềm ngát ngay của quỷ dữ, ông vung lời như sấm sét. Với một sự thành kính xuất thần, bằng giọng nói tràm, khàn, ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự tổng hoà giải của nước Nga. Như bị hạ gục, đám đồng quỳ xuống ; căn phòng rung lên trong sự bùng nổ của hoan hỉ ; các bà hỗn bàn tay ong, một sinh vien ngát xỉu dưới chan ong. Tất cả những diễn giả khác từ chối không nói nữa. Sự hứng khởi thật không giới hạn ; một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này. Số phận của ông đã được quyết định như vậy : một phút ánh sáng rực rỡ để chứng tỏ rằng sứ mệnh đã hoàn thành, tác phẩm đã thắng lợi ; rồi khi quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống. Đô-xtôi-ép-xki qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1881. Một cơn run rảy lay động toàn nước Nga ; một phút đau đớn cam lặng, rồi cùng một lúc, không thoả thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đại biểu kéo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dàng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông”, song đã quá chạm, than ôi ! Ai ai cũng muốn nhìn thấy người quá cố mà họ đã lãng quên suốt cả cuộc đời. Phổ Thợ Rèn nơi quàn linh cữu ông đen nghịt người ; run rẩy, im lặng, đám đông leo các bậc thang của ngôi nhà công nhân và chen chúc quanh quan tài ông. Sau vài giờ, cái giường đầy hoa nơi người ta đặt thi hài ông đã biến mất ; như những di vật quý báu, các bông hoa đã bị lấy đi. Không khí căn phòng nhỏ trở nên ngột ngạt tới múc các ngọn nến tắt lịm. Đám đông mỗi lúc một siết chặt quanh thi hài ; cái quan tài lắc lư sắp đổ. Người quả phụ và máy đứa con hãi hùng phải giữ vững nó lại. Ông cảnh sát trưởng muốn cám tiến hành tang lễ công khai bởi vì các sinh viên có ý định mang xiềng xích người khổ sai đi theo sau quan tài Đô-xtôi-ép-xki; ông ta không dám thách thức một niềm hứng khởi sẵn sàng dùng vũ khí buộc người ta phải chấp nhận mình. Trong một tiếng đồng hồ, giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga. Cũng như tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga truyền sinh khí vào tác phẩm ông, nỗi đau khổ đã đúc thành một khối thống nhất, hàng ngàn người đi theo sau linh cữu ông. Dưới một rừng cờ và cờ hiệu pháp phới trước gió, các vị vương tôn trẻ”, các giáp trưởng” ăn mặc lộng lẫy, công nhân, sinh viên, sĩ quan, người hầu và người hành khát đi bên nhau khóc người quá cố rất thân thiết đối với họ. Nhà thờ nơi diễn ra lễ cầu siêu rải đầy hoa; trước mộ ông còn để ngỏ, tất cả các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm phục. Trong giờ phút cuối cùng ông đã cho đất nước ông một sự hoà giải chốc lát, đã kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ông. Như một lời chào cao cả gửi người quá cố, Cách mạng, trái mìn khủng khiếp nổ ra phía sau đoàn đưa tang ông. Ba tuần sau, Nga hoàng bị ám sát; tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang. Những tia chớp báo thù rạch dọc ngang khắp đất nước. Cũng như Bết-thô-ven, Đô-xtôi-ép-xki qua đời giữa dông bão, giữa những nguyên tố bị kích động dữ dội. (Nguyễn Dương Khư dịch qua bản tiếng Pháp, Ba bậc thầy : Đô-xtôi-ép-xki –Ban-dắc – Đích-ken, NXB Giáo dục, 1996) |