Phân loại phó từ

Phó từ gồm hai loại: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.

1. Phân loại

Phó từ gồm hai loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.

a. Phó từ đứng trước tính từ và động từ

Dùng để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động… của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.

- Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

- Phó từ chỉ mức độ.

- Phó từ chỉ sự tiếp diễn.

- Phó từ chỉ sự phủ định.

- Phó từ cầu khiến.

b. Phó từ đứng sau tính từ và động từ

Dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.

- Phó từ chỉ mức độ.

- Phó từ chỉ khả năng.

- Phó từ chỉ kết quả.

2. Ví dụ minh họa

- Phó từ chỉ quan hệ thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ…

- Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi…

- Phó từ chỉ sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường…

- Phó từ chỉ sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không…

- Phó từ cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ…

- Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm…

- Phó từ chỉ khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể…

- Phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra…

  • Ý nghĩa của phó từ

    Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm

  • Phân biệt phó từ và trợ từ

    Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

  • Khái niệm phó từ

    Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close