Hướng dẫn quy trình thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi

Thành lập nhóm và phân công công việc

2. Hướng dẫn quy trình nói

Bước 1: Chuẩn bị

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nhỏ gồm khoảng 6 thành viên, chia thành 2 nhóm nhỏ gồm 2 hoặc 3 người, những ai cùng quan điểm về cùng một nhóm nhỏ.

Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

Sau khi chia thành hai nhóm nhỏ, mỗi thành viên trong nhóm về nhà đọc văn bản, tìm hiểu kĩ nhân vật, chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của nhóm mình.

Thống nhất mục tiêu và thời gian thảo luận

Để thống nhất mục tiêu, thời gian buổi thảo luận, cả nhóm cần trả lời câu hỏi sau:

Mục đích của buổi thảo luận này là gì? Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu? Nhóm bạn có thể có những ý kiến gì? Chuẩn bị lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của nhóm mình và phản bác ý kiến của nhóm bạn?

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Trong bước này, nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Để tăng tính thuyết phục cho ý kiến, nhóm nên sử dụng những tờ ghi chú các dẫn chứng về nhân vật trong truyện để làm bằng chứng khi thảo luận.

Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến. Với một vấn đề gây tranh cãi, thường sẽ có ít nhất hai luồng ý kiến đối lập với nhau, do đó, phần dẫn dắt của nhóm trưởng và phần ghi chép của thư kí.

Phản hồi các ý kiến

Lắng nghe những ý kiến của nhóm nhỏ thứ hai, phân tích những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong những ý kiến đó, chuẩn bị lí lẽ để phản hồi,…

Sau khi ghi nhận ý kiến của các thành viên, nhóm cần tập trung vào phản hồi các ý kiến trọng tâm, được nhiều thành viên quan tâm. Đây là lúc các thành viên tranh luận, phản hồi với các ý kiến trái chiều cũng như bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người khác.

Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên trong hai nhóm nhỏ phản hồi ý kiến, thư kí ghi chép những ý kiến đồng tình, phản bác với các ý kiến được tranh luận.

Thống nhất ý kiến

Thư kí tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm đưa ra kết luận thống nhất về vấn đề.

Việc tranh luận về nhân vật có thể không đi đến kết luận cuối cùng là ai đúng ai sai, điền quan trọng là mỗi ý kiến tranh luận phải được dựa trên những bằng chứng và lập luận chặt chẽ.

Trong trường hợp sau khi cả nhóm thống nhất ý kiến mà một số thành viên vẫn có những ý kiến khác, mỗi thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình, tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để làm rõ thêm, hoặc có thể tổ chức thêm buổi họp nhóm, làm rõ những ý kiến còn tranh cãi, nếu cần thiết.

2. Ví dụ minh họa

Đề bài: Chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề được thể hiện qua hai câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Vấn đề trong đời sống gây tranh cãi

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Ý kiến đồng tình của các thành viên trong nhóm với câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

Ý kiến phản bác của các thành viên trong nhóm với câu: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Ý kiến khác: Cần kết hợp những mặt ưu điểm của hai câu trên

- Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.

- Không thể phủ nhận rằng, môi trường có tầm ảnh hưởng rất lớn sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi chúng ta sống trong một môi trường xấu, tiếp xúc với người có nhiều thói hư tật xấu thì dễ trở nên sa ngã, sai lầm. Và ngược lại, nếu chúng ta sống trong một môi trường tốt, tiếp xúc với những người có lối sống tốt đẹp thì sẽ học hỏi được nhiều điều đáng giá, trở thành người có ích.

- Hoa sen tuy mọc và lớn lên trong bùn nhưng nó vẫn mang, giữ được những phẩm chất cao đẹp, thanh nhã của mình không bị ô nhiễm bởi những điều kiện môi trường xung quanh, qua đó cũng đúc kết cho ta một cách sống biết giữ mình không vì những ham muốn nhất thời mà xa vào tội lỗi. Sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh là không nhỏ nhưng phải biết cách thích ứng sau cho giữ được chính con người của mình trước những cám dỗ, những thói hư tật xấu ấy đang vây quanh mình.

- Thật đáng phê phán cho những ai chạy theo sự quyền lực của đồng tiền mà đã phải làm cho mình sa lầy và dính đầy bùn

- Chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh – “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

- Tuy nhiên, không phải ai ở môi trường tốt cũng sẽ là người tốt, sống ở môi trường xấu thì cũng sẽ là người xấu, vấn đề nằm ở bản lĩnh, lập trường của chính mỗi con người. Có những người sai lầm, từng nghiện ngập, ra tù vào tội nhưng khi họ muốn hoàn lương thì chúng ta không được kì thị. Chúng ta phải dang rộng vòng tay để họ làm lại cuộc đời, ở bên chia sẻ, hòa đồng với họ chứ không phải xem họ là người xấu rồi tránh xa. Ở bên cạnh họ, ta còn biết được những sai lầm mà họ từng vấp phải để bản thân có thể tự rút ra cho mình, học được bài học từ người khác

Tổng hợp ý kiến:

- Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt, trở thành người có ích

- Cuộc sống con người sống ở môi trường xã hội không tốt, đầy rẫy cạm bẫy nhưng họ vẫn không bị nhiễm, không sa vào cạm bẫy của xã hội mà vẫn giữ được bản chất của mình

- Tuy nhiên, không phải ai ở môi trường tốt cũng sẽ là người tốt, sống ở môi trường xấu thì cũng sẽ là người xấu, vấn đề nằm ở bản lĩnh, lập trường của chính mỗi con người.

Bài học nhận thức và hành động:

- Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn. Hãy tránh xa bóng tối của những cám dỗ xấu xa; chọn bạn tốt mà chơi để học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.

- Là một học sinh điều trước nhất là nên tập cho mình những thói quan những hành động tốt vì điều đó sẽ giúp ta tạo nên những mối quan hệ trong lành. Sống trong hoàn cảnh không được tốt, không được thuận lợi nhưng vẫn giữ được những cái tốt, cái thiện trong lòng cũng như trong suy nghĩ và hành động của mình.

- Giúp đỡ những người không may bị sa ngã, lầm đường lạc lối, không nên đối xử kì thị.

 

  • Khái niệm vấn đề gây tranh cãi

    Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close