Lý thuyết Phương trình mặt cầu Toán 12 Cùng khám phá1. Định nghĩa mặt cầu 1. Định nghĩa mặt cầu
Lưu ý: Cho mặt cầu S(I;r) và điểm M bất kì trong không gian. - Nếu IM = r thì M nằm trên mặt cầu S(I;r). - Nếu IM < r thì M nằm ngoài mặt cầu S(I;r). - Nếu IM > r thì M nằm ngoài mặt cầu S(I;r). Ví dụ:
- Điểm M nằm trên mặt cầu (S). - Nếu hai điểm A, B nằm trên mặt cầu S(I;r) và đoạn thẳng AB đi qua tâm I thì AB được gọi là một đường kính của mặt cầu. Khi đó độ dài đường kính bằng 2r. Ví dụ: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu tâm I(-2;1;5) bán kính 3. Các điểm A(10;1;2), B(0;1;4), C(0;3;4) nằm trong, nằm trên hay nằm ngoài mặt cầu đó? Giải: Do \(IA = \sqrt {{{\left( {10 - ( - 2)} \right)}^2} + {{\left( {1 - 1} \right)}^2} + {{\left( {2 - 5} \right)}^2}} = \sqrt {153} > 3\) nên điểm A(10;1;2) nằm ngoài mặt cầu đó. Do \(IB = \sqrt {{{\left( {0 - ( - 2)} \right)}^2} + {{\left( {1 - 1} \right)}^2} + {{\left( {4 - 5} \right)}^2}} = \sqrt 5 < 3\) nên điểm B(0;1;4) nằm trong mặt cầu đó. Do \(IC = \sqrt {{{\left( {0 - ( - 2)} \right)}^2} + {{\left( {3 - 1} \right)}^2} + {{\left( {4 - 5} \right)}^2}} = \sqrt 9 = 3\) nên điểm C(0;3;4) nằm trên mặt cầu đó. 2. Phương trình mặt cầu
Ví dụ 1: Trong không gian Oxyz, xác định tâm I và bán kính r của mặt cầu có phương trình: a) \({(x - 1)^2} + {(y + 2)^2} + {(z - 3)^2} = 16\). b) \({(x + 2)^2} + {y^2} + {(z + 3)^2} = 4\). Giải: a) Ta có \({(x - 1)^2} + {(y + 2)^2} + {(z - 3)^2} = 16 \Leftrightarrow {(x - 1)^2} + {(y - ( - 2))^2} + {(z - 3)^2} = {4^2}\). Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm I(1;-2;3) và bán kính r = 4. b) Ta có \({(x + 2)^2} + {y^2} + {(z + 3)^2} = 4 \Leftrightarrow {(x - ( - 2))^2} + {(y - 0)^2} + {(z - ( - 3))^2} = {2^2}\). Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm I(-2;0;-3) và bán kính r = 2. Ví dụ 2: Viết phương trình mặt cầu, biết: a) Có tâm I(1;2;3), bán kính R = 10. b) Có tâm I(3;-1;-5) và đi qua điểm B(0;2;1). Giải: a) Phương trình của mặt cầu tâm I(1;2;3) bán kính R = 10 là \({(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 3)^3} = 100\). b) Bán kính mặt cầu là \(R = IB = \sqrt {{{(0 - 3)}^2} + {{(2 + 1)}^2} + {{(1 + 5)}^2}} = \sqrt {54} \). Phương trình mặt cầu tâm I(3;-1;-5) bán kính \(R = \sqrt {54} \) là \({(x - 3)^2} + {(y + 1)^2} + {(z + 5)^3} = 54\). Nhận xét: Cho mặt cầu tâm I(a;b;c) bán kính r có phương trình \({(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {r^2}\). Ta có thể viết phương trình đó dưới dạng \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2ax - 2by - 2cz + d = 0\), với \(d = {a^2} + {b^2} + {c^2} - {R^2}\). Dạng phương trình \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2ax - 2by - 2cz + d = 0\) xác định một mặt cầu khi và chỉ khi \({a^2} + {b^2} + {c^2} - d > 0\) với tâm I(a;b;c) và bán kính \(r = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d} \). Ví dụ 3: Mỗi phương tình sau có là phương trình mặt cầu hay không? Vì sao? a) \(2{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y + 2z + 1 = 0\). b) \({x^2} + {y^2} - 2x + 6y - 8z - 3 = 0\). Giải: a) Phương trình \(2{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y + 2z + 1 = 0\) không phải phương trình mặt cầu vì hệ số của \({x^2}\) và \({y^2}\) khác nhau. b) Phương trình \({x^2} + {y^2} - 2x + 6y - 8z - 3 = 0\) không phải phương trình mặt cầu vì không có biểu thức \({z^2}\). Ví dụ 4: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình mặt cầu? Xác định tâm và bán kính mặt cầu đó. a) \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 10y - 2z + 14 = 0\). b) \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x + 4y - 6z + 20 = 0\). Giải: a) Phương trình \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 10y - 2z + 14 = 0\) có dạng \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2ax - 2by - 2cz + d = 0\) với \(a = 2;b = - 5;c = 1;d = 14\). Ta có \({a^2} + {b^2} + {c^2} - d = 4 + 25 + 1 - 14 = 16 > 0\). Suy ra phương trình đã cho là phương trình mặt cầu tâm I(2;-5;1), bán kính R = 4. b) Phương trình \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x + 4y - 6z + 20 = 0\) có dạng \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2ax - 2by - 2cz + d = 0\) với \(a = - 1;b = - 2;c = 3;d = 20\). Ta có \({a^2} + {b^2} + {c^2} - d = 1 + 4 + 9 - 20 = - 6 < 0\). Suy ra phương trình đã cho không phải phương trình mặt cầu.
|