Bài 49. Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thứcKhẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tiến hóa?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
49.1 Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tiến hóa? A. Tiến hóa là quá trình thay đổi các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua thời gian. B. Tiến hóa là sự biến đổi của một nhóm sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể qua thời gian. C. Tiên hóa là quá trình giữ nguyên các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua thời gian. D. Tiến hóa là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn giản hóa dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống. Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết quá trình tiến hóa. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A A. Đúng. Tiến hóa là quá trình thay đổi các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian. 49.2 Chọn lọc nhân tạo nhằm mục đích gì? A. Giải thích sự hình thành tất cả các loài vật nuôi và cây trồng mới cùng xuất phát từ một loài ban đầu. B. Phát hiện, giữ lại, nhân giống những cá thể mang đặc tính tốt và thải loại những cá thể không mong muốn. C. Tạo ra giống cây trồng mới từ nhiều loài ban đầu. D. Tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới mang đặc điểm phù hợp với sinh vật. Phương pháp giải: Dựa vào quá trình chọn lọc nhân tạo Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Chọn lọc nhân tạo nhằm mục đích phát hiện, giữ lại, nhân giống những cá thể mang đặc tính tốt và thải loại những cá thể không mong muốn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi và cây trồng. 49.3 Kể tên một số loại cây trồng và vật nuôi đã được chọn lọc nhân tạo mà em biết Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết của bản thân Lời giải chi tiết:
- Ví dụ về chọn lọc nhân tạo cây trồng: Các giống cà chua ngày nay đều bắt nguồn từ cây cà chua hoang dại; từ giống hoang dại ban đầu chọn lọc ra ớt Đà Lạt, ớt cảnh; giống chuối thường chọn lọc theo nhiều hướng cho ra chuối lùn, chuối cảnh, chuối ngự; chọn lọc các giống ngô từ cỏ teosinte; chọn lọc nhân tạo theo các tiêu chí khác nhau đã tạo ra khoảng 120 000 giống lúa hiện nay từ loài lúa hoang;… - Ví dụ về chọn lọc nhân tạo vật nuôi: Các giống lợn được nuôi ở các gia đình ngày nay được bắt nguồn từ loài lợn rừng hoang dại; các giống chó cảnh, chó nhà, chó nghiệp vụ là kết quả chọn lọc từ loài hoang dại chó sói;... 49.4 So sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên theo các tiêu chí: khái niệm, đối tượng chọn lọc, tác nhân chọn lọc, kết quả chọn lọc. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Lời giải chi tiết:
49.5 Các quá trình chọn lọc trong bảng sau là ví dụ về chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân tạo?
Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Lời giải chi tiết:
49.6 Hình dưới đây mô tả quần thể côn trùng chịu tác động của các yếu tố môi trường và quần thể ở thế hệ sau.
Quan sát hình và trả lời câu hỏi: a) Quần thể côn trùng sống trong điều kiện môi trường như thế nào? b) Điều kiện sống ảnh hưởng như thế nào đến côn trùng cánh dài? c) Với điều kiện gió thổi mạnh thì nhóm côn trùng nào sống sót, sinh sản và chiếm ưu thế? Đây là kết quả của quá trình nào? Phương pháp giải: Quan sát hình trên Lời giải chi tiết: a) Quần thể côn trùng sống trong điều kiện gió thổi mạnh. b) Gió thổi mạnh nên côn trùng cánh dài khó có thể bay lên để đi kiếm thức ăn được. c) Với điều kiện gió thổi mạnh, nhóm côn trùng cánh ngắn chiếm ưu thế, sống sót và sinh sản nhiều. Đây là kết quả của chọn lọc tự nhiên. 49.7 Vận dụng kiến thức đã học, giải thích tại sao số lượng những con chuột có màu lông đen nhiều hơn ở thế hệ sau. A. Những con chuột có màu lông đen sinh được nhiều con hơn. B. Chim ăn chuột có màu lông sáng nhiều hơn do chúng có vị ngon hơn. C. Những con chuột có màu lông sáng sinh được ít con hơn. D. Những con chuột màu lông sáng bị chim ăn nhiều hơn, những con chuột lông đen sống sót và sinh sản được nhiều con. Phương pháp giải: Quan sát hình trên Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Số lượng những con chuột có màu lông đen nhiều hơn ở thế hệ sau vì những con chuột màu lông sáng bị chim ăn nhiều hơn, ít được cơ hội sinh sản; những con chuột lông đen ít bị chim phát hiện nên sống sót và sinh sản được nhiều con. 49.8 Khi nghiên cứu về loài bướm đêm, nhận thấy chúng có hai màu đen và trắng. Các cây bạch dương mà những con bướm đêm này sống ban đầu có màu trắng nhưng đã bị bao phủ bởi muội than từ các nhà máy than. Con bướm đêm nào sẽ có khả năng sống sót cao hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm bởi muội than? A. Bướm đêm có màu sáng. B. Bướm đêm có màu đen. C. Khả năng sinh tồn của cả hai như nhau. D. Cả hai đều không có khả năng sinh tồn. Phương pháp giải: Khi nghiên cứu về loài bướm đêm, nhận thấy chúng có hai màu đen và trắng. Các cây bạch dương mà những con bướm đêm này sống ban đầu có màu trắng nhưng đã bị bao phủ bởi muội than từ các nhà máy than. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Con bướm đêm có màu đen sẽ có khả năng sống sót cao hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm bởi muội than do chúng được ngụy trang tốt hơn (màu sắc cơ thể hòa lẫn với màu sắc của thân cây) nên ít bị chim ăn bướm phát hiện. 49.9 Khi nói về chọn lọc tự nhiên, nhận xét nào dưới đây không phù hợp: A. Những cá thể nào thích nghi nhất thường sinh ra nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi với môi trường. B. Các loài sinh con nhiều hơn so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng. C. Những cá thể kém thích nghi không có khả năng sinh con. D. Ở một số loài, chỉ một số lượng nhỏ cá thể con được sinh ra có thể sống sót đến trưởng thành. Phương pháp giải: Dựa vào hình thức chọn lọc tự nhiên Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C C. Sai. Chọn lọc tự nhiên là quá trình các cá thể thích nghi hơn với môi trường sống sẽ có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, dẫn đến số lượng cá thể có đặc điểm thích nghi trở nên phổ biến trong quần thể. Nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc những cá thể kém thích nghi không có khả năng sinh con, mà chỉ là bị giảm cơ hội sinh sản.
|