Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thứcNguồn nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
35.1 Nguồn nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch? A. Củi gỗ B. Than đá C. Dầu mỏ D. Khí thiên nhiên. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm nhiên liệu hóa thạch. Lời giải chi tiết: Củi gỗ không phải nhiên liệu hóa thạch. Đáp án A 35.2 Khí methane không có nguồn gốc nào sau đây? A. Các quá trình biến đổi sinh học và địa chất. B. Quá trình quang hợp. C. Quá trình phân hủy chất hữu cơ. D. Quá trình chưng cất dầu mỏ. Phương pháp giải: Dựa vào phương pháp điều chế nhiên liệu hóa thạch. Lời giải chi tiết: Khí methane không có nguồn gốc từ quá trình quang hợp. Đáp án B 35.3 Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, người ta không thực hiện hoạt động nào sau đây? A. Thay xe chạy xăng bằng xe chạy dầu. B. Tăng cường đi lại bằng xe bus. C. Sử dụng điện gió, điện mặt trời. D. Ưu tiên sử dụng xăng sinh học. Phương pháp giải: Dựa vào khai thác nhiên liệu hóa thạch. Lời giải chi tiết: Thay xe chạy xăng bằng xe chạy dầu là hoạt động không nên để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đáp án A 35.4 Hiện tượng nào sau đây không phải nguồn phát thải khí CO2? A. Sự hô hấp của sinh vật B. Sự hòa tan khí vào nước biển C. Sự đốt cháy xăng dầu D. Nạn cháy rừng. Phương pháp giải: Dựa vào nguồn carbon. Lời giải chi tiết: Sự hòa tan khí vào nước biển không phải nguồn phát thải khí CO2. Đáp án B 35.5 Hệ quả của sự ấm lên toàn cầu không có yếu tố nào? A. Lũ lụt, hạn hán kéo dài. B. Băng tan, nước biển dâng. C. Gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển. D. Sự acid hóa nước biển. Phương pháp giải: Dựa vào hậu quả của sự ấm lên toàn cầu. Lời giải chi tiết: Hệ quả của sự ấm lên toàn cầu không có sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển. Đáp án C 35.6 Đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 96% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ) sẽ phát thải bao nhiêu kg khí carbon dioxide? A. 960kg B. 2 240 kg C. 3560 kg D. 3520kg Phương pháp giải: Dựa vào phản ứng đốt cháy than. Lời giải chi tiết: Khối lượng carbon có trong than là: 1.96% = 0,96 tấn. n C = 0,96 : 12 = 0,08 tấn mol C + O2 \( \to \)CO2 0,08 0,08 m CO2 = 0,08.44 = 3,52 tấn = 3520kg Đáp án D 35.7 Theo em, tại sao hiện nay năng lượng hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất? Những nguồn năng lượng nào trong tương lai có thể thay thế năng lượng hóa thạch? Phương pháp giải: Dựa vào một số năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Lời giải chi tiết: Hiện nay than đá và dầu mỏ là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất. Năng lượng hydrogen trong tương lai có thể thay thế năng lượng hóa thạch. 35.8 Nêu một số giải pháp để làm giảm lượng khí thải carbon dioxide trong khí quyển. Phương pháp giải: Dựa vào một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide trong khí quyển. Lời giải chi tiết: - Trồng nhiều cây xanh. - Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. - Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 35.9 Biết rằng dung dịch carbon dioxide có thể hòa tan đá vôi theo phản ứng sau: CO2(g) + H2O + CaCO3(s) \( \to \) Ca(HCO3)2(aq) Em hãy đưa ra lí giải về mối liên hệ giữa việc tăng hàm lượng khí CO2 trong không khí và sự biến mất của một số rặng san hô ở đại dương. Phương pháp giải: Dựa vào phản ứng phá hủy đá vôi. Lời giải chi tiết: Các rặng san hô ở đại dương có hàm lượng CaCO3 nên khi tăng hàm lượng khí CO2 hòa tan vào nước biển sẽ hòa tan CaCO3 và gây chết san hô. 35.10 Để đun sôi hai nồi nước giống nhau, cùng chứa 30L nước từ nhiệt độ ban đầu 200C, người ta dùng hai bếp: bếp (1) dùng củi, hiệu suất nhiệt 20%; bếp (2) dùng khí methane, hiệu suất nhiệt 30%. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 g củi là 20kJ/g, khi đốt cháy 1 g methane là 55 kJ/g, nhiệt lượng cần thiết để 1 g nước lỏng tăng lên 1oC là 4,2J. Tính khối lượng củi và methane cần dùng. Phương pháp giải: Dựa vào phản ứng đốt cháy methane. Lời giải chi tiết: Nhiệt lượng nồi nước lấy vào: 30.1000.4,2.(100 – 20) = 10 080 000 J = 10 080 kJ Bếp (1) dùng m1 gam củi: m1.20.=10080(g) ⇒m1=2520g=2,52kg⇒m1=2520g=2,52kg củi. Bếp (2) dùng m2 gam methane: m2.55.30%=10080(g) →m2 = 611 g = 0,612 kg methane. 35.11 Câu 1 Dầu diesel sinh học (biodiesel) và xăng sinh học (biogasoline) là các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh học hiện nay đang được sử dụng phổ biến thay thế nhiên liệu dầu mỏ truyền thống. Nguyên liệu chính để sản xuất biodiesel thường là ester của acid béo được làm từ dầu thực vật (dầu cọ, dầu cải,…) còn ethylic alcohol dùng để sản xuất xăng sinh học được làm từ tinh bột ngô, đường mía, phế phụ phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất biodiesel và ethylic alcohol sinh học thường gồm các bước sau: - Chế biến nguyên liệu: Các nguyên liệu sinh học như mía, ngô, phế phụ phẩm nông nghiệp được chế biến để sản xuất saccharose, tinh bột, cellulose; các loại hạt được chế biến để trích xuất dầu thực vật. - Chế biến tiền sản phẩm: Nguyên liệu sau đó được chế biến tiếp thành các sản phẩm như ethylic alcohol thông qua quá trình lên men saccharose, tinh bột; còn chất béo dầu thực vật được chuỷen hóa thành biodiesel thông qua phản ứng trao đổi ester. - Tinh học và xử lí: Các sản phẩm được tinh chế và xử lí để loại bỏ tạp chất và cải thiện chất lượng. - Pha trộn hỗn hợp: Các sản phẩm được pha trộn với nhau hoặc với các phụ gia khác để tạo ra xăng sinh học, dầu diesel sinh học. Ethylic alcohol sinh học và biodiesel có thể được sử dụng trong động cơ đốt trong thông thường mà không cần sửa đổi bằng cách kết hợp với xăng dầu diesel có nguồn gốc từ dầu mỏ theo tỉ lệ % về thể tích nhất định để tạo ra một loại nhiên liệu gọi là xăng sinh học E5, E10,… hoặc dầu diesel sinh học B10, B20,… Ví dụ: xăng sinh học E5 có chứa 5% ethylic alcohol, 95% xăng thường về thể tích. Xăng sinh học, dầu diesel sinh học được xem là một nguồn nhiên liệu tái tạo và thân thiện với môi trườn ghơn so với nhiên liệu từ nguồn dầu mỏ do nó giảm phát thải carbon dioxide và giúp giảm sự phụ thuộc và nguồn nhiên liệu hóa thạch. Câu 1. Thành phần của xăng E5 là A. Trong 100 ml xăng E5 có 5 ml ethanol và 95 ml xăng thường. B. Trong 100ml xăng E5 có 5 ml ethanol và 100ml xăng thường C. Trong 100ml xăng E5 có 95 ml ethanol và 5 ml xăng thường. D. Trong 105 ml xăng E5 có 100ml ethanol và 5 ml xăng thường. Phương pháp giải: Dựa vào thông tin đề bài cung cấp. Lời giải chi tiết: Thành phần của xăng E5: trong 100ml xăng E5 có 95 ml xăng thường và 5 ml ethanol. Đáp án A 35.11 Câu 2 Câu 2: Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của nhiên liệu sinh học? A. Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo có nguồn gốc từ sinh học. B. Thuận lợi cho các loại động cơ đốt trong hoạt động. C. Giảm phát thải khí carbon dioxide. D. Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Phương pháp giải: Dựa vào ưu điểm của nhiên liệu sinh học. Lời giải chi tiết: Nhiên liệu sinh học không có ưu điểm về thuận lợi cho các loại động cơ đốt trong hoạt động. Đáp án B 35.11 Câu 3 Câu 3. Nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường vì lí do nào sau đây? A. Khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn. B. Giá thành rẻ. C. Giảm thiểu việc khai thác và đốt cháy nguồn năng lượng hóa thạch để làm nhiên liệu. D. Dễ bảo quản. Phương pháp giải: Dựa vào ưu điểm của nhiên liệu sinh học. Lời giải chi tiết: Nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường vì giảm thiểu việc khai thác và đốt cháy nguồn năng lượng hóa thạch để làm nhiên liệu. 35.11 Câu 4 Câu 4. Từ a lít xăng E5 trộn với b lít xăng E85, tạo ra xăng E10. Tỉ lệ a : b bằng bao nhiêu? A. 1 : 17 B. 2 : 17 C. 1 : 17 D. 1 : 15 Phương pháp giải: Dựa vào cách pha trộn dung dịch. Lời giải chi tiết: Trong xăng E5 có 5ml C2H5OH Trong xăng E85 có 85 ml C2H5OH Tỉ lệ xăng E5 và xăng E85 là: 5 : 85 = 1 : 15 Đáp án D
|