Bài 25. Nguyên tố nhóm IIA trang 87, 88, 89 SBT Hóa 12 Kết nối tri thứcỞ trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
25.1 Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IIA có dạng chung là A. ns1. B. ns2. C. ns2np3. D. ns2np5. Phương pháp giải: Dựa vào số electron lớp ngoài cùng của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IIA có dạng ns2 Đáp án B 25.2 Nguyên tố calcium đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, góp phần duy trì hoạt động của cơ bắp, truyền dẫn thần kinh, tăng cường khả năng miễn dịch. Trong cơ thể người, phần lớn calcium tập trung ở A. xương. B. răng. C. cơ. D. móng. Phương pháp giải: Dựa vào ứng dụng của kim loại IIA. Lời giải chi tiết: Trong cơ thể người, phần lớn calcium tập trung ở xương. Đáp án A 25.3 Trong cơ thể người, ion Mg2+ (Z = 12) tham gia cấu trúc tế bào, tổng hợp protein và tổng hợp chất sinh năng lượng ATP. Tổng số hạt proton và electron của ion Mg2+ là A. 26. B. 24. C. 22. D. 20. Phương pháp giải: Dựa vào thành phần cấu tạo của nguyên tử. Lời giải chi tiết: Số proton của ion Mg2+ là 12, số electron của ion Mg2+ là 10 Tổng số hạt là 12 + 10 = 22. Đáp án C 25.4 Vôi đen (quặng dolomite nghiền nhỏ) được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, phân bón và nuôi trồng thuỷ sản. Thành phần chính của vôi đen là A. 3Ca3(PO4)2.CaF2. B. CaSO4.2H2O. C. CaCO3.MgCO3. D. CaO. Phương pháp giải: Dựa vào trạng thái tự nhiên của kim loại IIA. Lời giải chi tiết: Quặng dolomite có thành phần chính là CaCO3.MgCO3 Đáp án C 25.5 Ở nơi tồn ứ rác thải, chất nào sau đây được các công nhân vệ sinh môi trường dùng để xử lí tạm thời nhằm sát trùng, diệt khuẩn, phòng chống dịch bệnh? A. Cát vàng. B. Than đá. C. Đá vôi. D. Vôi bột. Phương pháp giải: Dựa vào ứng dụng của hợp chất thông dụng nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Vôi bột được dùng để xử lí tạm thời nhằm sát trùng, diệt khuẩn, phòng chống dịch bệnh Đáp án D 25.6 Khi đun nóng đến 60 °C, thạch cao sống mất một phần nước trở thành thạch cao nung, được dùng để đúc khuôn trong điêu khắc, bó bột trong y học. Thàn phần chính của thạch cao nung là A. CaSO4.0,5H2O. B. Ca(H2PO4)2. C. CaCO3. D. Ca(OH)2. Phương pháp giải: Dựa vào thành phần của hợp chất thông dụng nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Thành phần chính của thạch cao nung là CaSO4.0,5H2O. Đáp án A 25.7 Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. vôi sống. B. vôi tôi. C. thạch cao sống. D. đá vôi. Phương pháp giải: Dựa vào thành phần của hợp chất thông dụng nhóm IIA. Lời giải chi tiết: CaSO4.2H2O được gọi là thạch cao sống. Đáp án C 25.8 Hợp chất nào của calcium là thành phần hoá học chính của quặng apatite và phosphorite, được dùng trong công nghiệp sản xuất phân bón superphosphate? A. CaCO3. B. Ca3(PO4)2. C. Ca3P2. D. Ca(OH)2. Phương pháp giải: Dựa vào thành phần của hợp chất thông dụng nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Ca3(PO4)2 được dùng trong công nghiệp sản xuất phân bón superphosphate. Đáp án B 25.9 Trong nông nghiệp, trộn urea hoặc phân đạm ammonium với chất nào sau đây thì sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của phân đạm? A. KNO3. B. Ca(H2PO4)2. C. Ca(OH)2. D. CaCl2. Phương pháp giải: Dựa vào thành phần của hợp chất thông dụng nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Trộn urea hoặc phân đạm ammonium với Ca(OH)2 sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của phân đạm vì ion tác dụng với OH- tạo khí NH3 làm thất thoát lượng phân bón. Đáp án C 25.10 Hiện tượng “nước chảy đá mòn” và hiện tượng “xâm thực” của nước mưa vào các phiến đá vôi là do trong nước có hoà tan khí nào sau đây? A. O2. B. N2. C. CO2. D. CH4. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Các phiến đá bị hòa tan là do khí CO2 hòa tan vào nước làm cho thành phần đá vôi CaCO3 tạo thành Ca(HCO3)2 muối tan nên có hiện tượng ăn mòn. Đáp án C 25.11 Kim loại nào sau đây cháy trong khí oxygen tạo thành sản phẩm là peroxide? A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Ba tác dụng với O2 tạo thành peroxide (BaO2) Đáp án D 25.12 Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây phản ứng chậm với nước? A. Mg. B. Ca. C. Sr. D. Ba. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Mg phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ cao. Đáp án A 25.13 Có thể nhận biết dung dịch BaCl2 bằng dung dịch chất nào sau đây? A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaNO3 Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Có thể nhận biết BaCl2 bằng Na2CO3 tạo ra kết tủa trắng BaCO3. Đáp án B 25.14 Muối nào sau đây chỉ tồn tại trong dung dịch và bị phân huỷ khi đun nóng? A. Ca(NO3)2. B. Ca(HCO3)2. C. CaCl2. D. CaSO4. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Ca(HCO3)2 bị phân hủy khi đun nóng tạo ra CaCO3 + CO2 + H2O. Đáp án B 25.15 Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất như đóng cặn đường ống dẫn nước, làm cho xà phòng có ít bọt khi giặt quần áo, làm giảm mùi vị thực phẩm khi nấu ăn. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Ca2+ và Mg2+. B. Na+ và K+ C. F- và Cl- D. SO42- và CO32- Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm của nước cứng. Lời giải chi tiết: Nước cứng có chứa nhiều các ion Ca2+ và Mg2+. Đáp án A 25.16 Phản ứng nào sau đây được gọi là phản ứng tôi vôi? A. CaCO3 → CaO + CO2. B. 2Ca + O2 → 2CaO. C. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2. D. CaO + H2O → Ca(OH)2. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Vôi tôi có công thức hóa học Ca(OH)2 Đáp án D 25.17 Khi đốt nóng tinh thể BaCl2 trong ngọn lửa đèn khí không màu thì tạo ra ngọn lửa có màu A. tím nhạt. B. Đỏ son. C. Đỏ cam. D. Lục vàng. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Khi đốt nóng tinh thể BaCl2 trong ngọn lửa đèn khí không màu tạo ra ngọn lửa có màu vàng lục. Đáp án D 25.18 Trong công nghiệp, kim loại kiềm thổ thường được điều chế bằng Phương pháp điện phân nóng chảy muối chloride. Quá trình khử xảy ra tại cathode là A. M → M+ + 1e. B. M+ + 1e → M. C. M → M2+ + 2e. D. M2+ + 2e → M. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Quá trình khử xảy ra tại cathode là: M2+ + 2e → M. Đáp án D 25.19 Nhận định nào sau đây về nước cứng tạm thời là không đúng? A. Chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. B. Chứa nhiều ion HCO3-. C. Chứa nhiều ion Cl-và SO42- D. Đun sôi để trở thành nước mềm. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm nước cứng tạm thời. Lời giải chi tiết: Nước cứng là chứ nhiều ion Cl-và SO42- Đáp án C 25.20 Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất thông dụng IIA. Lời giải chi tiết: Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần. Đáp án B 25.21 Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất thông dụng IIA. Lời giải chi tiết: Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 tăng dần. Đáp án A 25.22 Ở nhiệt độ phòng, hydroxide nào sau đây có độ tan lớn nhất? A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Sr(OH)2. Phương pháp giải: Dựa vào độ tan của hợp chất thông dụng IIA. Lời giải chi tiết: Ba(OH)2 có độ tan lớn nhất. Đáp án C 25.23 Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hoá trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây có trong không khí gây ra hiện tượng trên? A. Oxygen. B. Methane. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất thông dụng IIA. Lời giải chi tiết: Vôi sống (CaO) để lâu trong không khí ẩm một thời gian chuyển thành đá vôi (CaCO3) nghĩa là đã bị vôi hóa do CO2 tác dụng với CaO tạo CaCO3. Đáp án D 25.24 Đun nóng tinh thể CaF2 với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ khoảng 250°C, thu được khí nào sau đây? A. SO2. B. F2. C. HF. D. H2S. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất thông dụng IIA. Lời giải chi tiết: CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF Đáp án C 25.25 Cho dung dịch HC1 vào dung dịch X thấy sủi bọt khí, nếu cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch X sinh ra kết tủa. Dung dịch X là A. Na2SO4. B. KNO3. C. Ca(HCO3)2 D. BaCl2. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất thông dụng IIA. Lời giải chi tiết: Ca(HCO3)2 thỏa mãn tính chất trên vì: Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O Đáp án C 25.26 Cho một mẩu Na vào dung dịch MgSO4 dư, thu được kết tủa X và chất khí Y. Hai chất X, Y lần lượt là A. Mg và O2. B. Mg và H2. C. Mg(OH)2 và H2 D. Mg(OH)2 và O2 Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của kim loại IIA. Lời giải chi tiết: Na + H2O → NaOH + ½ H2 2NaOH + MgSO4 → Na2SO4 + Mg(OH)2 Kết tủa X là Mg(OH)2 và khí Y là H2. Đáp án C 25.27 Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho mẩu nhỏ Na vào cốc đựng nước dư. (2) Điện phân dungdịch KC1 bão hoà, có màng ngăn điện cực. (3) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (4) Đun sôi dung dịch gồm CaCl2 và NaHCO3. Số thí nghiêm tạo ra chất khí là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học nhóm IIA. Lời giải chi tiết: (1) Na + H2O → NaOH + ½ H2↑ (2) KCl → KCl + ½ H2 + Cl2↑ (3) H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + 2CO2↑ + 2H2O (4) CaCl2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + CO2↑ + 2NaCl + H2O Đáp án A 25.28 Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2. (2) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. (3) Đun sôi một mẫu nước có tính cứng tạm thời. (4) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học nhóm IIA. Lời giải chi tiết: (1) Khi sục dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2: 2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2) 2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O (3) Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O (4) 2KHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2H2O Đáp án B 25.29 Vôi tôi được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản để cải tạo ao, đầm trước khi bắt đầu vụ mới. Khối lượng vôi tôi để cải tạo một đầm nuôi tôm rộng 3 000 m2 với hàm lượng 8 kg/100 m2 là A. 300 kg. B. 80 kg. C. 30 kg. D. 240 kg. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Khối lượng vôi tôi để cải tạo một đầm nuôi tôm là: \(\frac{{3000.8}}{{100}} = 240kg\) Đáp án D 25.30 Từ hai muối X và Y thực hiện các sơ đồ phản ứng hoá học sau (a) X → X1 + CO2 ; (b) X1 + H2O → X2 ; (c) X2 + Y → X + Y1 + H2O (d) X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O. Hai chất Y1, Y2 thỏa mãn sơ đồ trên là A. Na2CO3, NaOH. B. NaHCO3, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2,NaHCO3. D. NaOH, Na2CO3. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Từ (a), ta thấy để tạo ra CO2 nên X là muối carbonate và X1 là oxide của kim loại X1 + H2O tạo dung dịch base Từ (c), ta thấy X2 + Y tạo X (muối carbonate) nên Y là muối hydrocarbonate. (d) và (c) chỉ khác nhau về tỉ lệ mol nên ta thấy phản ứng (c) Y dùng đủ; (d) dùng dư. Các chất sau có thể thỏa mãn sơ đồ (a) CaCO3 (X) → CaO (X1) + CO2 (b) CaO + H2O → Ca(OH)2 (X2) (c) Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH (Y1) + H2O (d) Ca(OH)2 + 2NaHCO3 (Y) → CaCO3 + Na2CO3 (Y2) + H2O Đáp án D 25.31 Thực hiện các sơ đồ phản ứng hoá học sau: X1 + H2O → X2 + X3 + H2 X2 + X4 → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O X4 + X5 → BaSO4↓ + K2SO4 + CO2 + H2O Nhận định nào sau đây đúng? A. X2 là KOH. B. X5 là KHSO4. C. X4 là NaHCO3. D. X1 là KCl. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: X5 là KHSO4 thỏa mãn phương trình X4: Ba(HCO3)2 X2: NaOH X1: NaCl Đáp án B 25.32 Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm, ống (1) chứa 2 ml dung dịch CaCl2, ống (2) chứa 2 ml dung dịch BaCl2 1M. Bước 2: Nhỏ đồng thời vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dung dịch CuSO4 1 M, thấy ống (1) xuất hiện kết tủa chậm hơn và ít hơn so với ống (2). Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh CaSO4 với BaSO4? A. Khó nhiệt phân hơn. B. Khó thuỷ phân hơn. C. Dễ kết tủa hơn. D. Dễ tan hơn. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất nhóm IIA. Lời giải chi tiết: Từ bước 2 chúng ta thấy CaSO4 dễ tan hơn BaSO4. Đáp án D 25.33 Trong cốc nước chứa nhiều các ion sau: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-. Nước trong cốc trên thuộc loại A. có tính cứng vĩnh cửu. B. không có tính cứng. C. có tính cứng tạm thời. D. có tính cứng toàn phần. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm nước cứng vĩnh cửu. Lời giải chi tiết: Trong cốc nước chứa nhiều các ion sau: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-. Nước trong cốc trên thuộc loại có tính cứng vĩnh cửu. Đáp án A 25.34 Cho các nhận định sau về tác hại của nước cứng: (1) làm giảm bọt khi giặt quần áo bằng xà phòng; (2) làm đường ống dẫn nước đóng cặn, giảm lưu lượng nước; (3) làm thức ăn lâu chín và giảm mùi vị; (4) làm nồi hơi phủ cặn, gây tốn nhiên liệu và có nguy cơ gây nổ. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất của nước cứng. Lời giải chi tiết: Đáp án D 25.35 Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 25.35 – 25.37 a. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O. b. Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm nước cứng tạm thời. c. Dùng giấm ăn đặc có thể làm sạch cặn ở đáy ấm đun nước. d. Phản ứng giữa NaHCO3 và Ba(OH)2 tạo kết tủa và khí. Phương pháp giải: Dựa vào các hợp chất nhóm IIA. Lời giải chi tiết: a. Đúng. b. Sai vì muối tạo thành có ion Cl- làm nước có tính cứng vĩnh cửu. c. Đúng. d. Sai vì chỉ có kết tủa, không có khí. 25.36 Cho độ tan của các hydroxide kim loại nhóm IIA ở 20°C như sau:
a. Độ tan của các hydroxide giảm dần từ Mg(OH)2 đến Ba(OH)2 b. Mức độ phản ứng với nước tăng dần từ Mg đến Ba c. ở 20 °C, nồng độ dung dịch Ba(OH)2 bão hoà là 3,89% d. Mg(OH)2 là chất không tan, Ca(OH)2 là chất ít tan Phương pháp giải: Dựa vào các hợp chất nhóm IIA. Lời giải chi tiết: a. Sai vì độ tan của các hydroxide tăng dần. b. đúng c. Sai vì nồng độ dung dịch Ba(OH)2 bão hoà là 3,74%. Ta có: khối lượng Ba(OH)2 trong 100g nước là 3,89 → C% = \(\frac{{3,89}}{{3,89 + 100}}.100 = 3,74\% \) d. Đúng. 25.37 Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân hủy bởi nhiệt. Xét phản ứng nhiệt phân: MCO3 → MO + CO2 + H2O ∆rH298 Cho biết :
Nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt phân (sắp xếp ngẫu nhiên) các muối carbonate là 882°C; 1360°C; 542°C; 1155°C. a. Độ bền nhiệt của các muối tăng dần từ MgCO3 đến BaCO3. b. Các phản ứng nhiệt phân ở trên đều là phản ứng toả nhiệt. c. Ở nhiệt độ 1155°C, phản ứng nhiệt phân SrCO3 bắt đầu xảy ra. d. Trong quá trình nung vôi xảy ra phản ứng nhiệt phân CaCO3. Phương pháp giải: Dựa vào biến thiên enthalpy của các chất. Lời giải chi tiết: a. Đúng. b. Sai vì các phản ứng trên đều là phản ứng thu nhiệt. c. Đúng. d. Đúng. 25.38 Ở 20 °C, độ tan trong nước của Ca(OH)2 là 0,173 g trong 100 g nước, ở nhiệt độ này, nước vôi trong bão hoà (coi D = 1 g/ml) có nồng độ mol là a.10-2 mol/L. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần mười). Phương pháp giải: Dựa vào độ tan của Ca(OH)2. Lời giải chi tiết: Độ tan trong nước của Ca(OH)2 là 1,73 g trong 1 lít nước. n Ca(OH)2 = 1,73 : 74 = 0,0234 mol Nồng độ mol của nước vôi trong bão hoà: CM = \(\frac{{0,0234}}{1} = 0,0234M\) 25.39 Ở nhiệt độ cao, magnesium nitrate bị phân hủy theo phản ứng: Mg(NO3)2(s) → MgO(s) + 2NO2(g) + \(\frac{1}{2}\)O2(g) , ∆rH0 = ? Cho biết:
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là bao nhiêu kJ? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên). Phương pháp giải: Dựa vào công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng. Lời giải chi tiết: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: \(\begin{array}{l}{\Delta _f}H_{298}^o(MgO) + 2.{\Delta _f}H_{298}^o(N{O_2}) + \frac{1}{2}{\Delta _f}H_{298}^o({O_2}) - {\Delta _f}H_{298}^o(Mg{(N{O_3})_2})\\ = - 601,6 + 2.33,1 - ( - 790,6) = 255,2kJ\end{array}\) 25.40 Ở điều kiện thường, tinh thể Ca có D = 1,55 g/cm3. Giả thiết các nguyên tử Ca là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Cho biết: - Công thức tính thể tích hình cầu: V = \(\frac{4}{3}\).π.r3 - Số Avogadro NA= 6,023.1023 và số pi π = 3,1416. Bán kính nguyên tử Ca là bao nhiêu pm? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên). Phương pháp giải: Sử dụng công thức tính thể tích hình cầu. Lời giải chi tiết: Trong 1 cm3 tinh thể kim loại Ca thì các quả cầu kim loại chiếm thể tích 0,74 cm3 và có khối lượng 1,55 g. Số quả cầu kim loại = 6,023 . 1023 . \(\frac{{1,55}}{{40}}\) = 0,2334. 1023 = 0,02334 . 1024 Tổng thể tích của quả cầu kim loại là V = \(\frac{4}{3}\).π.r3.0,02334.1024 = 0,74 → r ≈ 1,96 .10-8cm = 196pm
25.41 Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M vào 300 mL dung dịch NaHCO3 0,1 M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25 M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là bao nhiêu? Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của nhóm IIA. Lời giải chi tiết: n Ba(OH)2 = 0,2.0,1 = 0,02 mol; n NaHCO3 = 0,3.0,1 = 0,03 mol phản ứng: Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O 0,02 0,03 0,02 0,02 Dung dịch Y: NaHCO3 dư: 0,03 – 0,02 = 0,01 mol và NaOH sinh ra: 0,02 mol H+ + OH- → H2O 0,02 ←0,02 Vì phản ứng bắt đầu xuất hiện bọt khí thì hết V ml nên n H+ = n OH- → V HCl = 0,02 : 0,25 = 0,08L
|