Bài 6. Tinh bột và cellulose trang 21, 22, 23 SBT Hóa 12 Kết nối tri thứcTinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
6.1 Tinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây? A. Glucose và fructose B. Amylose và cellulose. C. Amylose và amylopectin D. Glucose và galctose. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của tinh bột Lời giải chi tiết: Tinh bột chứa hỗn hợp amylose và amylopectin Đáp án C 6.2 Amylopectin khác biệt cơ bản với amylose ở điểm nào sau đây? A. Có cấu tạo mạch phân nhánh B. Chỉ chứa liên kết α – 1,4 – glycoside. C. Không tan trong nước D. Tạo màu xanh tím với iodine. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của amylopectin và amylose. Lời giải chi tiết: Amylopectin có cấu tạo mạch phân nhánh. Đáp án A 6.3 Phân tử cellulose cấu tạo từ các đơn vị nào sau đây? A. α – glucose B. β – glucose C. Fructose D. Galactose. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của cellulose. Lời giải chi tiết: Phân tử cellulose cấu tạo từ β – glucose. Đáp án B 6.4 Tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng thủy phân. B. Phản ứng màu với dung dịch iodine. C. Phản ứng với thuốc thử Tollens. D. Phản ứng với nước bromine. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột và cellulose Lời giải chi tiết: Tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng thủy phân. Đáp án A 6.5 Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch ethanol C. Nước Schweizer D. Nước bromine. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của cellulose. Lời giải chi tiết: Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong nước Schweizer. Đáp án C 6.6 Cellulose phản ứng với nitric acid tạo thành sản phẩm nào sau đây? A. Glucose B. Dextrin C. Maltose D. Cellulose nitrate Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của cellulose. Lời giải chi tiết: Cellulose phản ứng với nitric acid tạo thành cellulose nitrate. Đáp án D 6.7 Chất nào sau đây có thể thu được khi thủy phân không hoàn toàn tinh bột? A. Cellulose B. Dextrin. C. Fructose D. Saccharose. Phương pháp giải: Dựa vào phản ứng thủy phân tinh bột. Lời giải chi tiết: Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được dextrin. Đáp án B 6.8 Cellulose không có tính chất nào sau đây? A. Tan trong nước Schweizer. B. Phản ứng tạo màu xanh tím với iodine. C. Phản ứng với nitric acid tạo cellulose nitrate. D. Thủy phân hoàn toàn tạo glucose. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của cellulose Lời giải chi tiết: Cellulose không phản ứng tạo màu xanh tím với iodine. Đáp án B 6.9 Cellulose không được sử dụng trong ứng dụng nào sau đây? A. Sản xuất các thiết bị điện. B. Nguyên liệu sản xuất ethanol và cellulose nitrate. C. Sản xuất giấy, tơ tự nhiên và sợi tơ nhân tạo. D. Vật liệu gỗ xây dựng. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của cellulose. Lời giải chi tiết: Cellulose không được dùng để sản xuát các thiết bị điện. Đáp án A 6.10 Nguyên liệu nào sau đây không phải là nguồn cung cấp tinh bột? A. Củ và quả B. Hạt ngũ cốc C. Sợi bông D. Gạo Phương pháp giải: Dựa vào trạng thái tự nhiên của tinh bột Lời giải chi tiết: Sợi bông không phải là nguồn cung cấp tinh bột. Đáp án C 6.11 Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 6.11 - 6.15 a) Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide. b) Phân tử amylose có cấu tạo không phân nhánh. c) Cellulose có cấu trúc phân nhánh. d) Cellulose được tạo từ các đơn vị β – glucose. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của tinh bột và cellulose. Lời giải chi tiết: a) đúng b) đúng c) sai, cellulose không chứa liên kết β – 1,6 – glycoside. d) đúng 6.12 a) Tinh bột và cellulose đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n. b) Amylopectin chứa liên kết α – 1,6 – glycoside tại các điểm nhánh. c) Tinh bột có trong củ, quả và hạt của thực vật. d) Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo và trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose. Lời giải chi tiết: a) đúng b) đúng c) đúng d) đúng 6.13 a) Tinh bột tạo màu xanh tím khi phản ứng với dung dịch iodine. b) Cellulose tan tốt trong nước nóng. c) Tinh bột không tan trong nước lạnh. d) Cellulose không phản ứng màu với dung dịch iodine. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của cellulose và tinh bột. Lời giải chi tiết: a) đúng b) sai, cellulose không tan trong nước. c) đúng d) đúng 6.14 a) Cellulose có thể tạo thành cellulose nitrate khi phản ứng với HNO3. b) Phản ứng thủy phân của cellulose tạo ra fructose. c) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và cellulose đều tạo thành glucose. d) Cellulose tạo ra màu xanh lam khi phản ứng với nước Schweizer. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột và cellulose. Lời giải chi tiết: a) đúng b) sai, cellulose thủy phân tạo ra glucose. c) đúng d) đúng. 6.15 a) Tinh bột được sử dụng làm chất kết dính trong công nghiệp giấy. b) Tinh bột là nguồn lương thực chính của con người. c) Cellulose có thể được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất ethanol. d) Tinh bột được tiêu hóa bởi enzyme α – amylase trong nước bọt. Phương pháp giải: Dựa vào ứng dụng của tinh bột và cellulose. Lời giải chi tiết: a) đúng b) đúng c) đúng d) đúng 6.16 Cellulose có thể tiêu hóa bởi enzyme trong hệ tiêu hóa của người hay không? Giải thích. Phương pháp giải: Dựa vào ứng dụng của cellulose. Lời giải chi tiết: Không, vì con người không có chứa enzyme cellulase để thủy phân cellulose. 6.17 Tại sao cellulose là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc tế bào thực vật. Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của cellulose. Lời giải chi tiết: Cellulose là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc tế bào thực vật, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành tế bào của thực vật, cung cấp sức mạnh cơ học và bảo vệ cho tế bào. 6.18 Tính khối lượng glucose thu được khi thủy phân hoàn toàn 162g tinh bột. (Biết hiệu suất của quá trình thủy phân là 80%). Phương pháp giải: Dựa vào phản ứng thủy phân tinh bột.
Lời giải chi tiết: n tinh bột = \(\frac{{162}}{{162n}} = \frac{1}{n}\)mol n glucose = \(\frac{1}{n}.80\% .n = 0,8mol\) m glucose = 0,8.180 = 144g 6.19 Tại sao amylopectin dễ tiêu hóa hơn amylose? Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của amylopectin và amylose. Lời giải chi tiết: Cấu trúc phân nhánh của amylopectin tạo điều kiện cho enzyme tiêu hóa như amylase tiếp xúc dễ dàng hơn, làm tăng tốc độ tiêu hóa. 6.20 Tại sao bột mì có thể dùng làm chất kết dính khi nấu ăn? Phương pháp giải: Dựa vào cấu tạo của tinh bột. Lời giải chi tiết: Vì trong bột mì có chứa cả amylopectin và amylose khi được nấu chín, tinh bột nở ra và trở nên dính, giúp kết dính các thành phần khác lại với nhau. 6.21 Mô tả quá trình chuyển hóa tinh bột thành ethanol trong sản xuất nhiên liệu sinh học và vai trò của các enzyme trong quá trình này. Phương pháp giải: Dựa vào phản ứng lên men tinh bột Lời giải chi tiết: Quá trình chuyển hóa tinh bột thành ethanol bao gồm hai giai đoạn chính: thủy phân tinh bột thành glucose bằng enzyme amylase; sau đó glucose được lên men bằng các loại men tương ứng (enzymas) để tạo ra ethanol và CO2. Các enzyme đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng thủy phân và lên men. 6.22 Tính khối lượng ethanol có thể thu được từ 1 tấn tinh bột. (Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 90%). Phương pháp giải: Dựa vào số mol của tinh bột Lời giải chi tiết: n tinh bột = \(\frac{1}{{162n}}\tan .mol\) n C2H5OH = \(\frac{1}{{162n}}.n.2.90\% = \frac{1}{{90}}\tan .mol\) m C2H5OH = \(\frac{1}{{90}}.46 = 0,51\)tấn
|