Giải mục 4 trang 19, 20 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạoHai lớp 9A và 9B có tổng số 82 học sinh. Trong dịp Tết trồng cây năm 2022, mỗi học sinh lớp 9A trồng được 3 cây, mỗi học sinh lớp 9B trồng được 4 cây nên cả hai lớp trồng được tổng số 288 cây. Gọi x, y lần lượt là số học sinh lớp 9A và 9B ((x in mathbb{N}*,y in mathbb{N}*)). a) Từ dữ liệu đã cho, lập hai phương trình bậc nhất hai ẩn biểu thị số học sinh hai lớp và số cây trồng được. b) Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và cho biết mỗi lớp có bao nhiêu học sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 19 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo Hai lớp 9A và 9B có tổng số 82 học sinh. Trong dịp Tết trồng cây năm 2022, mỗi học sinh lớp 9A trồng được 3 cây, mỗi học sinh lớp 9B trồng được 4 cây nên cả hai lớp trồng được tổng số 288 cây. Gọi x, y lần lượt là số học sinh lớp 9A và 9B (\(x \in \mathbb{N}*,y \in \mathbb{N}*\)). a) Từ dữ liệu đã cho, lập hai phương trình bậc nhất hai ẩn biểu thị số học sinh hai lớp và số cây trồng được. b) Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và cho biết mỗi lớp có bao nhiêu học sinh Phương pháp giải: Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số Lời giải chi tiết: a) Tổng số học sinh 2 lớp là 82 học sinh ta có phương trình: x + y = 82 Mỗi HS lớp 9A trồng được 3 cây, mỗi HS lớp 9B trồng được 4 cây mà tổng số cây trồng được của cả 2 lớp là 288 cây ta có phương trình: 3x + 4y = 288 b) Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 82}\\{3x + 4y = 288}\end{array}} \right.\) \(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 82 - y}\\{3.(82 - y) + 4y = 288}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 82 - y}\\{246 - 3y + 4y = 288}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 82 - y}\\{y = 42}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 40}\\{y = 42}\end{array}} \right.\end{array}\) Vậy lớp 9A có 40 HS, lớp 9B có 42 HS. TH4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Thực hành 4 trang 20 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 64 m. Nếu tăng chiều dài thêm 2 m và tăng chiều rộng thêm 3 m thì diện tích tăng thêm 88 m2 . Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn đó. Phương pháp giải: Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số Lời giải chi tiết: Gọi x, y lần lượt là chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật (\(x \in \mathbb{N}*;y \in \mathbb{N}*\)). Chu vi hình chữ nhật là 64m, nên ta có phương trình 2(x + y) = 64 suy ra x + y = 32 (1) Nếu tăng chiều dài thêm 2 m và tăng chiều rộng thêm 3 m thì diện tích tăng thêm 88 m2 , nên ta có phương trình (x + 2)(y + 3) = xy + 88 suy ra 3x + 2y = 82 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 32}\\{3x + 2y = 82}\end{array}} \right.\) Giải hệ phương trình ta được \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 18}\\{y = 14}\end{array}} \right.\) (Thoả mãn). Vậy chiều dài là 18 m và chiều rộng là 14 m. TH5 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Thực hành 5 trang 20 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp đại số. NO + O2 \( \to \) NO2 Phương pháp giải: Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số Lời giải chi tiết: Gọi x và y lần lượt là hệ số của N và O2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học xNO + yO2 \( \to \) NO2 Cân bằng số nguyên tử N, số nguyên tử O ở 2 vế, ta được hệ: \(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{x + 2y = 2}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{y = \frac{1}{2}}\end{array}} \right.\end{array}\) Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có NO + \(\frac{1}{2}\)O2 \( \to \) NO2 Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được 2NO + O2 \( \to \) 2NO2 VD2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 20 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo Giải bài toán trong Hoạt động khởi động. Hoạt động khởi động: Tại một cửa hàng, chị An mua 1,2 kg thịt lợn và 0,7 kg thịt bò hết 362 000 đồng; chị Ba mua 0,8 kg thịt lợn và 0,5 kg thịt bò cùng loại hết 250 000 đồng. Làm thế nào để tính được giá tiền 1 kg mỗi loại thịt lợn và thịt bò? Phương pháp giải: Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số Lời giải chi tiết: Gọi x, y lần lượt là giá tiền 1 kg thịt lợn và giá tiền 1 kg thịt bò (\(x \in \mathbb{N}*;y \in \mathbb{N}*\)). Chị An mua 1,2 kg thịt lợn và 0,7 kg thịt bò hết 362 000 đồng, ta có phương trình 1,2x + 0,7y = 362000 (1) Chị Ba mua 0,8 kg thịt lợn và 0,5 kg thịt bò cùng loại hết 250 000 đồng, ta có phương trình 0,8x + 0,5y = 250000 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1,2x + 0,7y = 362000}\\{0,8x + 0,5y = 250000}\end{array}} \right.\) Giải hệ phương trình ta được \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 150000}\\{y = 260000}\end{array}} \right.\) (Thoả mãn) Vậy giá tiền 1 kg thịt lợn là 150 000 đồng và giá tiền 1 kg thịt bò là 260 000 đồng.
|