Giải mục 1 trang 29, 30 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

Trong một thang máy có viết thông báo: “Tải trọng không vượt quá 1000kg”. a) Những tải trọng nào sau đây có thể được chấp nhận bởi thang máy này? Giải thích vì sao. 900kg; 1000kg; 825kg; 1023kg. b) Gọi \(a\) là trọng tải mà thang máy cho phép. Hỏi \(a\) có thể nhận những giá trị nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 29 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Trong một thang máy có viết thông báo: “Tải trọng không vượt quá 1000kg”.

a) Những tải trọng nào sau đây có thể được chấp nhận bởi thang máy này? Giải thích vì sao.

900kg;

1000kg;

825kg;

1023kg.

b) Gọi \(a\) là trọng tải mà thang máy cho phép. Hỏi \(a\) có thể nhận những giá trị nào?

Phương pháp giải:

So sánh với 1000kg để so sánh.

Lời giải chi tiết:

a) Do 900kg nhỏ hơn 1000kg nên 900kg được chấp nhận bởi thang máy.

Do 1000kg bằng 1000kg nên 1000kg được chấp nhận bởi thang máy.

Do 825kg nhỏ hơn 1000kg nên 825kg được chấp nhận bởi thang máy.

Do 1023kg lớn hơn 1000kg nên 1023kg không được chấp nhận bởi thang máy.

b) \(a\) có thể nhận những giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 1000kg.

LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 30 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Chỉ ra các bất đẳng thức trong những hệ thức sau:

\(1,5 > \sqrt 2 \);

\(\frac{3}{4} = 0,75\);

\(100 < {5^3}\);

\({2.3^2} = 3.6\);

\(2\pi  \ge 6\);

\(5 + \left( { - 4} \right) \le 2\).

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các bất đẳng thức trong các hệ thức trên là: \(1,5 > \sqrt 2 ;\,\,100 < {5^3};\,\,2\pi  \ge 6;\,\,5 + \left( { - 4} \right) \le 2\).

VD1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 30 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Bạn Hùng cho biết: “Số tiền mình dùng để mua sách vở và các dụng cụ học tập chuẩn bị cho năm học mới chưa đến 500 nghìn đồng”.

Bạn Lan nói: “Ngày Chủ nhật vừa qua mình đã đọc ít nhất là 60 trang sách truyện”.

Gọi \(a\) (nghìn đồng) là số tiền bạn Hùng đã dùng để mua sách vở và dụng cụ học tập, \(b\) là số trang sách mà bạn Lan đã đọc trong ngày Chủ nhật. Hãy viết các bất đẳng thức diễn đạt thông báo của hai bạn Hùng và Lan.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ Bạn Hùng cho biết: “Số tiền mình dùng để mua sách vở và các dụng cụ học tập chuẩn bị cho năm học mới chưa đến 500 nghìn đồng” nên ta có \(a \le 500\).

+ Bạn Lan nói: “Ngày Chủ nhật vừa qua mình đã đọc ít nhất là 60 trang sách truyện” nên ta có \(b > 60\).

VD2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 30 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Trong công viên giải trí X có những trò chơi dành riêng cho trẻ em ở độ tuổi theo quy định. Dưới đây là biển thông báo đối với các trò chơi A, B, C, D:

 

Gọi \(m\) là tuổi (tính tròn năm) của một trẻ em vào chơi công viên. Đối với mỗi thông báo, hãy viết bất đẳng thức mô tả điều kiện của \(m\) để bạn đó được phép tham gia trò chơi.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ Đối với trò chơi A: “Dành cho trẻ em dưới 12 tuổi” nên ta có \(m < 12\).

+ Đối với trò chơi B: “Dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên” nên ta có \(m \ge 12\).

+ Đối với trò chơi C: “Cấm trẻ em từ 12 tuổi trở xuống” nên ta có \(m > 12\).

+ Đối với trò chơi D: “Cấm trẻ em trên 12 tuổi” nên ta có \(m \le 12\).

  • Giải mục 2 trang 31, 32 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

    a) Tết trồng cây năm ngoái, chi đoàn Hải Bình trồng được a cây, chi đoàn Tân Phú trồng được b cây, ít hơn so với chi đoàn Hải Bình. Viết bất đẳng thức so sánh a và b. b) Số cây do chi đoàn Hải Bình trồng được năm ngoái được biểu diễn bằng một điểm màu xanh trên trục số ở Hình 2.1 (mỗi khoảng cách ứng với 1 đơn vị). Hãy vẽ lại Hình 2.1 và biểu diễn điểm b trên trục số bằng một điểm màu xanh khác, biết rằng năm ngoái chi đoàn Tân Phú trồng được ít hơn 4 cây so với chi đoàn Hải Bình. c) Năm na

  • Giải mục 3 trang 32, 33, 34 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

    Chọn dấu thích hợp (>,<) cho từng ô “…” . Trong mỗi trường hợp, có nhận xét gì về chiều của bất đẳng thức thu được với chiều của bất đẳng thức ở dòng ngay phía trên? a) \(2 < 5\) \(2.4\) … \(5.4\) \(2.7\) … \(5.7\) b) \( - 3 < 1\) \( - 3.8\) … \(1.8\) \( - 3.2\) … \(1.2\) c) \( - 1 > - 4\) \( - 1.12\) … \( - 4.12\) \( - 1.5\) … \( - 4.5\)

  • Giải mục 4 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

    a) Trong một mùa thi đấu giải vô địch bóng đá quốc gia, đội A ghi được ít bàn thắng hơn đội B, đội B lại ghi được ít bàn thắng hơn đội C. Gọi \(a,b,c\) lần lượt là số bàn thắng của đội A, B, C. Viết các bất đẳng thức biểu thị quan hệ thứ tự giữa \(a\) và \(b\), giữa \(b\) và \(c\). b) Hình 2.2 cho biết biểu diễn của \(a\) trên trục số. Hãy biểu diễn \(b\) và \(c\) trên trục số. So sánh số bàn thắng của các đội A và C.

  • Giải bài tập 2.1 trang 36 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

    Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao? a) \( - 4 + 7 > 5\); b) \( - 12 \le - 3.4\); c) \(135 + \left( { - 87} \right) < 150 + \left( { - 87} \right)\).

  • Giải bài tập 2.2 trang 36 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

    Chép lại bảng bên và điền vào những ô có dấu “?” trong bảng đó để ô bên trái và bên phải của bảng biểu diễn cùng một thông tin.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close