Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thứcEm hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 - 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 6 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 - 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó Phương pháp giải: Em hãy quan sát và so sánh thông tin giữa các cột trong biểu đồ. Dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quan sát biểu đồ ta thấy tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giảm rõ rệt từ 2016 đến 2020 (từ 9,2% xuống còn 4,8%) Tỉ lệ hộ nghèo giảm cho thấy nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh góp phần nâng cao đời sống người dân, chất lượng cuộc sống được cải thiện tích cực. Câu 1 Trả lời câu hỏi trang 7 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin trên? Phương pháp giải: Em hãy quan sát và so sánh thông tin giữa các cột trong biểu đồ. Dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quan sát biểu đồ ta thấy chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2020-2022 có xu hướng tăng tuy nhiên không đều giữa các năm. Trong giai đoạn 2020-2022 tăng từ 2,87% lên 8,12% (tăng 5,25%) cụ thể như sau: Năm 2020-2021: giảm từ 2,87% xuống 2,55% (giảm 0,31%) Năm 2021-2022: tăng từ 2,55% lên 8,12% (tăng 5,46%) Câu 2 Trả lời câu hỏi trang 8 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp quan sát bảng và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người: GDP là giá trị bằng tiền (theo giá thị trường) của tất cả hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên lãnh thổ một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) GDP là thước đo sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. GDP/người tổng sản phẩm quốc nội GDP trong năm chia cho số dân trung bình của năm tương ứng. GDP/ người là một thước đo mức sống người dân của một quốc gia vì nó chỉ ra khối lượng sản phẩm hằng năm mà bình quân một người dân có thể có. Phân tích bảng số liệu: Quan sát bảng trên ta thấy Trung Quốc có quy mô GDP lớn hơn rất nhiều so với Singapore (gấp khoảng 3847) tuy nhiên GDP/ người của Trung Quốc lại thấp hơn Singapore (khoảng 6,5 lần) do có quy mô dân số lớn hơn. Câu 3 Trả lời câu hỏi 1 trang 9 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp quan sát bảng và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quan sát bảng trên ta thấy: Chỉ số GDP của Việt Nam năm 2021 - 2022 có sự tăng trưởng từ 366.14 tỉ USD lên 407.8 tỉ USD (tăng 42.66 tỉ USD). Chỉ số GNI của Việt Nam năm 2021 - 2022 có sự tăng trưởng từ 347.4 tỉ USD lên 388.9 tỉ USD (tăng 41.5 tỉ USD). Ý nghĩa: Sự tăng trưởng các chỉ số GDP và GNI phản ánh sự cải thiện tích cực của nền kinh tế và thu nhập, mức sống của người dân. Câu 4 Trả lời câu hỏi 2 trang 9 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp quan sát bảng và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quan sát bảng trên ta có thể thấy nền kinh tế của Việt Nam năm 2022 đã có sự tăng trưởng cả về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI) so với năm 2021. Câu 5 Trả lời câu hỏi trang 9 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp quan sát bảng và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người: GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công nhân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, được tính bằng cách chia tổng thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng. Phân tích từ bảng số liệu: Năm 2022, quy mô GNI của Trung Quốc rất lớn so với Việt Nam (gấp khoảng 4569 lần) và Singapore (gấp khoảng 4737 lần). Tuy nhiên, chỉ số GNI/ người của Trung Quốc chỉ gấp 3,2 lần so với Việt Nam và thấp hơn so với Singapore (khoảng 5,2 lần) do quy mô dân số khác nhau. Câu 6 Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Em hãy chỉ ra vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong thông tin trên Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập đến trong đoạn thông tin trên là: Tăng trưởng kinh tế là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân cả nước. Câu 7 Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng kinh tế. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đã tăng từ 26,5 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 142,2 triệu đồng/người/năm 2023 do đó tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nội đã giảm từ 5,16% năm 2010 xuống còn 0,62% năm 2023. Câu 8 Trả lời câu hỏi 1 trang 12 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Em hiểu thế nào là phát triển kinh tế? Phát triển kinh tế được xác định qua các chỉ tiêu cơ bản nào? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Phát triển kinh tế là sự lớn lên về quy mô cùng với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội. Chỉ tiêu phát triển kinh tế bao gồm: - Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. - Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội. Câu 9 Trả lời câu hỏi 2 trang 12 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Các thông tin, biểu đồ trên phản ánh các chỉ tiêu nào của phát triển kinh tế? Em có nhận xét gì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó ở nước ta? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Thông tin 1 và biểu đồ 1, phản ánh về chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông tin 2 và biểu đồ 3, phản ánh về chỉ tiêu tiến bộ xã hội. Nhận xét: + Về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong giai đoạn từ 2018 - 2022, đã có sự thay đổi tích cực theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. + Về tiến bộ xã hội: trong giai đoạn 2018 - 2022, việc thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ như: chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2022 đạt mức 0.737 (tăng 0.044 so với năm 2018); hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập năm 2022 đạt mức 0.375 (giảm 0.05 so với năm 2018) Câu 10 Trả lời câu hỏi 3 trang 12 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: + Tăng trưởng kinh tế có nghĩa hẹp hơn đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế. + Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội Câu 11 Trả lời câu hỏi 1 trang 14 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Em hãy chỉ ra vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong những thông tin trên. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong thông tin trên: Phát triển kinh tế đã giúp cải thiện chất lượng tăng trưởng, cụ thể giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao. Phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao hơn, giúp nâng cao năng suất lao động. Phát triển kinh tế đã giúp cải thiện đời sống người dân, tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Kết quả thể hiện qua việc thu nhập bình quân đầu người tăng, mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp, và tuổi thọ trung bình tăng. Câu 12 Trả lời câu hỏi 2 trang 14 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đã tăng từ 26,5 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 142,2 triệu đồng/người/năm 2023 do đó tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nội đã giảm từ 5,16% năm 2010 xuống còn 0,62% năm 2023. Câu 13 Trả lời câu hỏi 1 trang 15 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Từ thông tin 1, em hiểu thế nào là phát triển bền vững? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hoà giữa ba mặt: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Câu 14 Trả lời câu hỏi 2 trang 15 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT: Từ thông tin 2, em hãy chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững và ngược lại. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Tác động của tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững: Tích cực: Tăng trưởng kinh tế ổn định là tiêu chí hàng đầu của phát triển bền vững bởi đó là sự đảm bảo điều kiện vật chất cho sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội. Tiêu cực: Nếu tăng trưởng không gắn với mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường… sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn, tạo ra sự bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh, làm cản trở đến phát triển kinh tế, không thực hiện được phát triển bền vững. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 16 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy cho biết chỉ tiêu nào dưới đây được chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Vì sao? a. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định. b. Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất định. c. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong một thời kì nhất định. d. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kì nhất định. e. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Phương pháp giải: Em hãy đọc lại thông tin bài học kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Những chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế là: a. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định (GDP) Vì: GDP là thước đo sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. c. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong một thời kì nhất định (GNI/ người) Vì: GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, được tính bằng cách chia tổng thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 16 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Phát biểu nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế? Giải thích vì sao. a. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. b. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại. c. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Phương pháp giải: Em hãy đọc lại thông tin bài học kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ý kiến phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế là: a. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội vì: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 16 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy thuyết trình về vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế đối với các vấn đề dưới đây: a. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục. b. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. c. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng Phương pháp giải: Em hãy đọc lại thông tin bài học kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế: Phát triển kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên, dẫn đến nhu cầu cao hơn về hàng hóa và dịch vụ. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, từ đó thúc đẩy công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, góp phần hiện đại hoá nền kinh tế. Hiện đại hoá nền kinh tế giúp nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. Tác động của phát triển kinh tế đối với công nghiệp hoá, hiện đại hóa cụ thể như sau : Tạo nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn từ hoạt động kinh tế là nguồn lực quan trọng cho các hoạt động đầu tư vào các ngành công nghiệp. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ: Phát triển kinh tế thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho các ngành công nghiệp. Mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trong và ngoài nước. Nhìn chung, phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển kinh tế là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và ngược lại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 17 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Theo em, ý kiến nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững? Giải thích vì sao. a. Muốn phát triển bền vững phải đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. b. Phát triển bền vững là sự bảo đảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. c. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là điều kiện đủ để phát triển bền vững. Phương pháp giải: Em hãy đọc lại thông tin bài học kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Nhận định đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là: Phát triển bền vững là sự bảo đảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì: Phát triển bền vững với những yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với thực hiện các chính sách phát triển xã hội tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 17 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII xác định mục tiêu hành động: "Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc, có lí tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khoẻ, văn hoá, kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ năng sống, có nghề nghiệp, ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". - Từ thông tin trên, em hãy cho biết nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam đối với phát triển kinh tế đất nước. - Hãy nêu một tấm gương thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học đối với bản thân. Phương pháp giải: Em hãy đọc lại thông tin bài học kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam đối với phát triển kinh tế đất nước Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học - kĩ thuật dành cho học sinh, sinh viên. Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp. Tham gia các hoạt động cộng đồng, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện,… Một tấm gương thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học đối với bản thân: Nguyễn Văn Nam, sinh năm 1995, quê ở Thái Bình, là một thanh niên tiêu biểu trong phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế tại địa phương. Nhờ áp dụng mô hình trồng dưa hấu hữu cơ hiệu quả, anh đã trở thành triệu phú trẻ và truyền cảm hứng cho nhiều người khác. Bài học: Dám nghĩ dám làm, chăm chỉ chịu khó, sống có trách nhiệm
|