Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thứcTheo em, công dân có những quyền gì trong hôn nhân và gia đình?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 74 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Theo em, công dân có những quyền gì trong hôn nhân và gia đình? Phương pháp giải: Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Theo em, công dân có những quyền trong hôn nhân và gia đình: Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Quyền được bảo vệ về thân nhân Quyền được tôn trọng về tự do tín ngưỡng Quyền học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 77 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong các trường hợp trên, các chủ thể đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Vì sao? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trường hợp 1, anh D đã vi phạm quy định hôn nhân theo nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng vì đã sống chung và tổ chức đám cưới với chị O khi đã có vợ Trong trường hợp 2, bố mẹ S đã vi phạm quy định về tảo hôn (tổ chức đám cưới khi S chưa đủ tuổi) và quy định không được kết hôn với người cùng trực hệ 3 đời (S cưới anh họ con chị gái ruột của bố) Trong trường hợp 3, anh B đã có hành vi bạo lực gia đình, say rượu đánh đập, đe doạ chị H khi li hôn sẽ làm hại đến chị và con nhỏ Bố mẹ chị H cũng vi phạm quy định pháp luật khi cản trở li hôn tự nguyện vì sợ làm ảnh hưởng đến thể diện gia đình Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 77 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Theo em, hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả gì? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả: Mâu thuẫn trong gia đình, gia đình bất hoà, lục đục, không hạnh phúc Gây hậu quả xấu đến cộng đồng, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa gia đình và xã hội Gây mất mát tài chính Chịu hậu quả pháp lý, kiện tụng, tranh chấp Câu 3 Trả lời câu hỏi 1 trang 79 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy xác định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được thể hiện ở trường hợp 1. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt. Cụ thể: chị Y được tham gia khóa học chuyên ngành, anh D đã động viên và chủ động sắp xếp việc nhà để chị Y yên tâm đi học. Câu 4 Trả lời câu hỏi 2 trang 79 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong trường hợp 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Anh B đã vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng và quyền tự chủ tài sản của chị B khi tự ý quyết định mọi việc trong nhà, quản lí chặt chẽ mọi nguồn tài chính của gia đình Điều này có thể dẫn đến hậu quả: mất lòng tin trong gia đình, không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng, lâu dần có thể dẫn đến li hôn. Câu 5 Trả lời câu hỏi 1 trang 81 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi chủ thể trong trường hợp 1? Pháp luật quy định giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình có những quyền và nghĩa vụ gì? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Gia đình M đều thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình khi luôn chung sống hòa thuận, yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau Pháp luật quy định giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình có những quyền và nghĩa vụ như sau: Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. Câu 6 Trả lời câu hỏi 2 trang 81 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong trường hợp 2 và 3, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình? Nêu hậu quả của hành vi đó. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trường hợp 2, ông A bà G đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái khi đối xử không công bằng giữa con trai và con gái. Việc này có thể dẫn đến sự không hài lòng, mất tự tin của người con gái, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của 2 người con, gây xung đột gia đình. Trường hợp 3, anh K vi phạm trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái trong gia đình khi có hành vi phản đối, gắt gỏng đối với bố mẹ. Việc này có thể khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng, ảnh hưởng đến niềm tin và sự giao tiếp giữa con cái và bố mẹ. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 82 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Các chủ thể trong những trường hợp dưới đây có thể thực hiện quyền kết hôn hay ly hôn không? Vì sao? a. Anh N - con trai ông bà B đã 25 tuổi nhưng bị tâm thần bẩm sinh. Mỗi khi phát bệnh, anh N không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình. Ông bà B lo ngại lúc hai người mất, anh N sẽ không còn chỗ dựa nên rất muốn tìm đối tượng cho anh N kết hôn, lập gia đình. b. Trong thời gian chị O mang thai con đầu lòng, chồng chị là anh P thường xuyên bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc vợ. Khi chị O góp ý thì anh P nổi giận và tuyên bố sẽ ly hôn với chị. c. Ông bà nội của anh A sinh được 5 người con, bố A là con cả, cô G là con út. Vì hoàn cảnh khó khăn, ông bà nội của anh A đã đồng ý để vợ chồng người quen nhận cô G làm con nuôi từ khi cô còn bé. Thời gian sau đó, cô G theo bố mẹ nuôi đi nơi khác lập nghiệp nên mất liên lạc với gia đình ông bà nội của anh A. Gần đây, anh A dẫn người yêu là chị M về ra mắt gia đình và xin phép tổ chức đám cưới. Sau khi tìm hiểu, bố mẹ anh A phát hiện chị M là con đẻ cô G nên đã giải thích để anh A với chị M hiểu mối quan hệ huyết thống của mình và yêu cầu hai người chấm dứt mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, vì tình cảm quá sâu nặng, anh A và chị M không muốn chấm dứt mối quan hệ. Hai người quyết định sẽ về quê chị M đăng ký kết hôn và chung sống với nhau. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Trong trường hợp này anh N không thể thực hiện quyền kết hôn vì không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật (bị tâm thần bẩm sinh, không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình) b. Trong trường hợp này chị O có quyền li hôn với anh P khi anh P thường xuyên bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc vợ con c. Trong trường hợp này anh A và chị M không thể thực hiện quyền kết hôn vì 2 người có cùng trực hệ trong phạm vi 3 đời. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 82 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình của các chủ thể ở những trường hợp dưới đây. a. Chị K kết hôn với anh S và có một con chung là cháu V. Anh chị chung sống hạnh phúc được ba năm thì ly hôn, chị K nuôi con. Sau ly hôn, chị K đã thuê nhà ở riêng nhưng vẫn tạo điều kiện để anh S và ông bà nội thăm nom, chăm sóc cháu V. b. Anh U và chị D kết hôn với nhau và cả hai đều làm việc ở thủ đô Hà Nội. Sau khi kết hôn, anh U đã tự ý dùng khoản tiền mừng cưới, tiền tiết kiệm của hai người để mua một ngôi nhà ở quê, gần nơi ở của bố mẹ anh và yêu cầu vợ phải nghỉ việc ở thành phố để cùng mình chuyển về quê sinh sống. c. Vợ chồng anh P, chị E kết hôn được ba năm và đã có một con gái. Anh P là người vô trách nhiệm, không có việc làm ổn định, mọi việc chi tiêu, chăm sóc con cái trong gia đình đều do chị E lo liệu. Thời gian gần đây, anh P thường xuyên tụ tập uống rượu bia với bạn bè và mỗi khi say, anh lại đánh, chửi vợ con. d. Sau khi kết hôn, anh Đ yêu cầu vợ là chị Q nghỉ việc ở công ty để ở nhà chăm con và nội trợ. Gần đây, chị Q phát hiện anh Đ có mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác và có một con riêng 5 tháng tuổi. Chị Q yêu cầu li hôn và được anh Đ chấp thuận. Anh Đ đồng ý cho chị Q nuôi con và anh sẽ chu cấp cho con 5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, về tài sản thì anh Đ chỉ chia cho chị Q 50 triệu đồng vì anh cho rằng chị ở nhà, không làm ra tiền nên không có quyền hưởng những tài sản do anh vất vả làm ra. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Chị K và anh S đã thực hiện tốt quyền với cha mẹ đối với con cái. Chị K dù li hôn vẫn tạo điều kiện để anh S và ông bà nội quan tâm chăm sóc cháu V. Ngược lại, anh S và ông bà nội quan tâm chăm sóc cháu dù đã li hôn b. Anh U không thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ tài sản chung, quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong mọi mặt. Cụ thể anh U đã tự ý dùng tiền mừng cười để mua một ngôi nhà ở quê, gần nơi ở của bố mẹ anh và yêu cầu vợ phải nghỉ việc ở thành phố để cùng mình chuyển về quê sinh sống. c. Anh P đã không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình; quyền và nghĩa vụ tôn trọng giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Cụ thể anh P không có việc làm ổn định, không đóng góp tài chính và công sức chăm sóc gia đình; thường xuyên tụ tập uống rượu bia với bạn bè và mỗi khi say, anh lại đánh, chửi vợ con. d. Anh Đ đã vi phạm quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong mọi mặt khi bắt chị Q ở nhà nội trợ; vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng khi có phát sinh tình cảm bên ngoài; vi phạm nguyên tắc về chế độ tài sản chung vì anh cho rằng chị ở nhà, không làm ra tiền nên không có quyền hưởng những tài sản do anh vất vả làm ra. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 83 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Vì sao? Nếu vi phạm thì có thể dẫn đến hậu quả gì? a. Chị X chung sống như vợ chồng với một người đàn ông đã có vợ. b. Bố mẹ qua đời đột ngột nên vợ chồng B đón em gái nhỏ về chăm sóc, nuôi dưỡng. c. Vợ chồng hàng xóm nhà ông C nhiều lần ngược đãi con nhỏ. d. Các con của bà H đùn đẩy trách nhiệm, không chịu phụng dưỡng khi mẹ già yếu, không đi lại được. e. Anh P mua một chiếc xe máy tặng em gái nhưng giấu không cho vợ biết. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Chị X đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình cụ thể vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng vì chung sống như vợ chồng với một người đàn ông đã có vợ. Hậu quả dẫn đến có thể là: kiện tụng li hôn, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng b. Vợ chồng B đã thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình cụ thể nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình khi đón em gái nhỏ về chăm sóc, nuôi dưỡng. c. Vợ chồng hàng xóm nhà ông C đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình cụ thể nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương con cái của bố mẹ. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của đứa trẻ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của con nhỏ d. Các con bà H đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình cụ thể nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng của con cái đối với bố mẹ. Hậu quả có thể xảy ra là sức khoẻ và tâm lý của bà H có thể bị ảnh hưởng e. Nếu anh P sử dụng tiền riêng thì hoàn toàn không vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Nếu anh P sử dụng tiền chung của 2 vợ chồng thì đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng, anh chị dâu, mất lòng tin trong gia đình. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 83 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy xử lý tình huống sau: Sau khi kết hôn, vợ chồng anh trai của M mua nhà ở riêng trên thành phố. Gần đây, M được bố mẹ yêu cầu mang thực phẩm sạch ở quê lên thăm chị dâu đang mang thai. Trong thời gian ở nhà anh chị, M thấy anh trai của mình không bao giờ làm việc nhà, mọi việc đều do chị dâu làm. Nếu là M, em sẽ khuyên anh trai như thế nào để anh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Nếu em là M em sẽ khuyên anh trai: Phân chia, phụ giúp công việc nhà cùng chị dâu. Đó không chỉ là trách nhiệm của anh trai mà còn là sự tôn trọng, yêu thương giữa 2 vợ chồng. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 83 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong cuộc sống hằng ngày, em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Những việc làm đó mang lại ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em và những người xung quanh? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Bản thân em để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình em đã: Tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, lắng nghe các thành viên trong gia đình Tham gia vào các hoạt động thường ngày gắn kết gia đình Cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn và khó khăn trong cuộc sống. Ý nghĩa: Giúp bản thân em có một cuộc sống gia đình hoà thuận, êm ấm, hạnh phúc Tạo niềm vui và hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Góp phần xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc; xã hội văn minh, tiến bộ
|