Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thứcHãy kể lại một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 97 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Hãy kể lại một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp giải: Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày là: Hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ Tái chế lại rác thải như giấy, nhựa, và kim loại Sử dụng xe bus để di chuyển Nhặt rác tại khu vực sinh sống Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 99 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong trường hợp 1, ông N đã thực hiện quyền, nghĩa vụ gì của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ông N có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hoá (sưu tầm hàng ngàn cổ vật), quyền được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá (trưng bày số cổ vật còn lại tại nhà hàng của mình để phục vụ du khách tham quan miễn phí). Ngoài ra ông có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá (trao tặng phần lớn các cổ vật cho các bảo tàng, trường đại học để phục vụ trưng bày và giảng dạy). Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 99 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong trường hợp 2, ông S có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá không? Vì sao? Hành vi của ông S có thể dẫn tới những hậu quả gì? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ông S đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá vì không báo cáo sự việc mất trộm nhiều cổ vật có giá trị tại đền P cho cơ quan chức năng. Hậu quả của hành động này là làm thất thoát cổ vật quốc gia, giảm khả năng tìm lại đồ và ông S sẽ phải đền bù cho những thiệt hại trên. Câu 3 Trả lời câu hỏi trang 101 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao? Theo em, hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong trường hợp 1, ông K đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên khi không sử dụng bất kì phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất của mình. Hậu quả của hành vi này có thể làm ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Trong trường hợp 2, ông T, ông H và ông S đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì đã vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại ra môi trường. Hậu quả của hành vi này có thể làm ô nhiễm môi trường, phá hoại hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân xung quanh. Trong trường hợp 3, ông Q đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì đã tổ chức khai thác cát trái phép. Hậu quả của hành vi này có thể làm thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến hệ thống đê điều sông ngòi làm tăng nguy cơ xói mòn 2 bên bờ sông. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 101 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá của các chủ thể trong những trường hợp dưới đây. a. Trong khi đào giếng, anh T phát hiện một số cổ vật nhưng không thông báo với cơ quan chức năng. Anh làm sạch những cổ vật đó và cất giấu trong nhà để sau này sẽ truyền lại cho con cháu. Anh T chia sẻ với người thân trong gia đình rằng, chỉ có hành vi mua bán, phá hoại cổ vật mới là hành vi trái pháp luật, việc tự giữ gìn, bảo quản các cổ vật là bảo vệ di sản văn hoá. b. Di tích lịch sử A thường xuyên đón tiếp các đoàn khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu. Dù là khách trong nước hay khách quốc tế, bà H (quản lý khu di tích) luôn nhiệt tình tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có những trải nghiệm lí thú và thu thập được những thông tin bổ ích, đáp ứng nhu cầu của bản thân. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Hành động của anh T đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá khi đã không thông báo cho cơ quan chức năng một số cổ vật mình phát hiện mà giấu làm của riêng. b. Bà A đã thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ, tôn trọng, phát huy giá trị di sản văn hoá khi đã luôn nhiệt tình tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch có những trải nghiệm lí thú và thu thập được những thông tin bổ ích, đáp ứng nhu cầu của bản thân. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 102 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của các chủ thể trong mỗi tình huống sau. a. Gia đình chị G mở cửa hàng kinh doanh các loại hóa chất công nghiệp. Gần đây, chị G kiểm hàng và phát hiện một lượng lớn hoá chất bị hết hạn sử dụng nên đã cùng chồng mang số hoá chất đó chôn xuống mảnh đất hoang gần nhà để tiêu huỷ. b. Cơ sở chế biến thực phẩm của gia đình anh Q xả thẳng nước thải ra môi trường, gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Nhiều người dân đã phản ánh và đề nghị gia đình anh Q phải có biện pháp để xử lý nước thải và giảm thiểu mùi hôi, tuy nhiên gia đình anh Q vẫn không thay đổi và tiếp tục xả thải nước bẩn ra môi trường. c. Khi đi làm rẫy, vợ chồng ông N, bà M phát hiện một mảnh rừng phòng hộ bị các đối tượng xấu đốn hạ để trồng cây keo. Ông N muốn trình báo sự việc với chính quyền địa phương nhưng bị bà M ngăn cản vì bà M cho rằng việc làm đó không ảnh hưởng tới gia đình mình. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Chị G đã không tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi đã cùng chồng mang số hoá chất đó chôn xuống mảnh đất hoang gần nhà để tiêu huỷ. Các loại hóa chất công nghiệp nên được xử lí theo quy định, an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường. b. Cơ sở chế biến thực phẩm của gia đình anh Q đã không tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi đã xả thẳng nước thải ra môi trường, gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh thì nước thải từ cơ sở chế biến cần được xử lí đúng cách, giảm thiều mùi hôi. c. Ông N đã có ý thức bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên nhưng bà M đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi ngăn cản ông N trình báo cơ quan chức năng về phát hiện một mảnh rừng phòng hộ bị các đối tượng xấu đốn hạ để trồng cây keo. Việc khai thác rừng trái phép có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực gây hệ luỵ xấu đến đời sống người dân. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 102 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Nếu là chủ thể trong các tình huống sau, em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên? a. Ngôi đền cổ ở xã của H bị các đối tượng xấu đột nhập trộm một lượng lớn cổ vật có giá trị. Các lực lượng chức năng và người dân địa phương nhiều lần tìm kiếm nhưng chưa bắt được thủ phạm và chưa thu hồi được các cổ vật. Một lần sang nhà bạn thân chơi, H vô tình bắt gặp anh trai bạn thân đang ngồi đóng gói một số đồ vật có hình dạng giống các cổ vật đã bị đánh cắp ở ngôi đền nên nảy sinh nghi ngờ b. Anh P phát hiện nhân viên của doanh nghiệp tư nhân S lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất để nhập khẩu những phế liệu, rác thải không giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào nước ta. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Nếu em là H, em sẽ thông báo cho cơ quan chức năng nhằm xác định số cổ vật mà anh trai bạn thân đang giữ có phải là đồ vị trộm hay không. Nếu đúng thì cần thu hồi lập tức trả cho đền tiếp tục bảo quản và trưng bày. b. Nếu em là anh P, em sẽ thông báo cho cơ quan chức năng hành vi nhập khẩu những phế liệu, rác thải không giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để chấm dứt ngay tình trạng này. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 102 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy cùng các bạn thiết kế hoạt động tuyên truyền những người xung quanh thực hiện phân loại rác thải và tái chế rác thải thành các sản phẩm hữu ích, có lợi cho môi trường. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Kế hoạch tổ chức ngày hội phân loại rác tại trường: Mở các lớp học thảo luận về tầm quan trọng của phân loại rác thải và cách phân loại đúng cách. Tổ chức thu gom rác thải đã phân loại đổi lấy cây hoặc túi vải Tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế Tổ chức các hoạt động tái chế rác thải thành đồ vật trang trí Tổ chức cuộc thi tái chế rác thải…
|