Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thứcEm hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 18 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Phương pháp giải: Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới Việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển đất nước, như: Thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận được các tiến bộ khoa học công nghệ,… Có cơ hội mở rộng và tiếp cập nhiều thị trường hơn. Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 20 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào?E Trong quá trình đàm phán thành lập và đàm phán gia nhập RCEP, tất cả các quốc gia liên quan đều phải cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của RCEP về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ,... Lợi ích khi tham gia RCEP: thiết lập nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao, cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Từ thông tin và biểu đồ trên, em hãy chỉ ra đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam Phương pháp giải: Em quan sát biểu đồ kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam. Phát triển hoạt động xuất khẩu, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Đầu tư nước ngoài tăng lên. Trong giai đoạn 2011 - 2020, bình quân hằng năm vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 22% vốn đầu tư xã hội ở Việt Nam, đóng góp lớn vào GDP nước ta. Việc hội nhập kinh tế thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các dịch vụ quốc tế,.. tạo động lực để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại đồng thời không ngừng nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 20 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam nhải tích cuc hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài (tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí…). Từ đó có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Câu 4 Trả lời câu hỏi 1 trang 24 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các cấp độ đó như thế nào. Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các cấp độ hội nhập đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đặc điểm các cấp độ hội nhập quốc tế: Hội nhập kinh tế song phương: Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước. Hình thức: hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,... Do chỉ là quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp, chỉ áp dụng cho hai quốc gia kí kết. Hội nhập kinh tế khu vực Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,... Hình thức này giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... tạo môi trường hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế toàn cầu Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu. Đây là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,.... Quá trình Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế theo các cấp độ: Hội nhập kinh tế song phương: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước Hội nhập kinh tế khu vực: Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu,.... Hội nhập kinh tế toàn cầu: Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế,... Ý nghĩa việc thực hiện hội nhập theo các cấp độ Hội nhập kinh tế song phương: Giúp bảo đảm, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tranh thủ lợi thế của các đối tác để bảo vệ, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Hội nhập kinh tế khu vực: giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, được tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên có điều kiện nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, có cơ hội hoàn thiện thể chế theo hướng tiếp cận các chuẩn mực của các nước tiên tiến, hoàn thiện môi trường kinh doanh, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Hội nhập kinh tế toàn cầu: Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. Năm 2020, thuộc top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới. Câu 5 Trả lời câu hỏi 2 trang 24 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Từ thông tin 2, em hãy nêu các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ý nghĩa của các hoạt động đó đối với Việt Nam. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: - Thương mại quốc tế. - Đầu tư quốc tế. - Các dịch vụ ngoại tệ. Ý nghĩa của các hoạt động đó đối với Việt Nam. - Thương mại quốc tế: kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Đầu tư quốc tế: được tăng cường nguồn vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; tạo thêm việc làm; phát triển nguồn nhân lực, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí tiên tiến, thúc đẩy phát triển kinh tế… cho những nước tiếp nhận đầu tư như Việt Nam. - Các dịch vụ ngoại tệ: tạo nguồn thu ngoại tệ giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra còn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 6 Trả lời câu hỏi 1 trang 25 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Từ thông tin 1 và 2, em hãy cho biết chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa gì trong thực hiện đường lối hội nhập kinh tế của Đảng ta. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện đường lối hội nhập kinh tế của Đảng. Việc thực hiện các chính sách trên giúp nước ta: - Thu hút nguồn công nghệ tiên tiến đầu tư - Kết nối với chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. - Tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp trong nước. - Nâng hạng môi trường kinh doanh. Câu 7 Trả lời câu hỏi 2 trang 25 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy nhận xét việc thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta của ông T trong trường hợp trên. Theo em, việc làm đó ảnh hưởng thể nào đến hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Việc ông T tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình để đi khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.Hành vi của ông T gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín quốc gia, làm giảm niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: gây khó khăn cho hoạt động ngoại giao, thương mại quốc tế, tăng nguy cơ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây thiệt hại về kinh tế,...Ngoài ra việc khai thác hải sản bất hợp pháp cũng có thể gây hậu quả xấu cho môi trường biển và nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nước ta. Câu 8 Trả lời câu hỏi 3 trang 25 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy xác định trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Là một cá nhân, mỗi người đều có trách nhiệm trong việc góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước: - Nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế: - Rèn luyện kỹ năng cần thiết: Trau dồi kiến thức ngoại ngữ, phát triển các kỹ năng mềm… - Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững - Tuân thủ pháp luật và quy định của nhà nước Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 26 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây thể hiện đúng quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. Vì sao? a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới. b. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi. c. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức. d. Trong tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Phát biểu thể hiện đúng quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế là: b. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi. Vì mối quan hệ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi, các bên đều có lợi ích từ việc hợp tác và giao lưu kinh tế. Từ đó, các bên tham gia đều mong muốn có sự phát triển và tăng cường sức mạnh kinh tế. c. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức. Vì khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia cần thảo luận và đề xuất các điều khoản phù hợp với lợi ích của họ và đối tác. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 26 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy cho biết ý kiến nào dưới đây thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế: a. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên. b. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc d. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần theo kịp các nước tiên tiến. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Phát biểu thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế: c. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 26 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy kể tên những hiệp định Việt Nam đã tham gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ứng với mỗi cấp độ hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu và nêu ý nghĩa của việc tham gia này đối với sự phát triển của đất nước. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Hội nhập kinh tế song phương: Việt Nam - Trung Quốc (VTA): Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Trung Quốc được ký kết vào năm 2002, là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiệp định đã giúp thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN: Việt Nam là thành viên sáng lập của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Hiệp hội đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực giúp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm… Hội nhập kinh tế toàn cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 26 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một số kết quả thực hiện chủ trương dưới đây ở địa phương em: Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chủ trương gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội đạt được những dấu mốc ấn tượng: Về kinh tế: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hà Nội giai đoạn 2020-2023 tăng trưởng bình quân 10%/năm, Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hà Nội giai đoạn 2020-2023 đạt 44 tỷ USD, tăng 15% so với giai đoạn 2015-2020 Về văn hoá: Hà Nội đã tổ chức thành công nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế như Festival Huế, Festival Áo dài, Festival Âm nhạc Quốc tế, du lịch Hà Nội phát triển mạnh mẽ, thu hút du khách trong và ngoài nước. Về đối ngoại: Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều thành phố, tổ chức quốc tế trên thế giới Về môi trường: Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình cải thiện chất lượng môi trường như giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước Luyện tập 5 Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 26 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Từ quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 06-NQ/TW của Đảng “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu”, em hãy cho biết mỗi công dân nên làm gì để đóng góp vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi công dân cần: Nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế: tìm hiểu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, cũng như những cơ hội và thách thức mà hội nhập mang lại Rèn luyện kỹ năng cần thiết: trau dồi kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, rèn luyện các kỹ năng mềm, nâng cao trình độ chuyên môn Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả, ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Tuân thủ pháp luật và quy định của nhà nước Luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu học hỏi với các nền văn hóa khác Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 26 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT Em hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của mình về cơ hội đối với lao động trẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và những việc học sinh cần làm để tận dụng cơ hội đó. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cánh cửa rộng lớn cho sự phát triển của đất nước, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho lao động trẻ như chúng ta. Thị trường lao động rộng mở với nhiều ngành nghề đa dạng, mức lương cao và cơ hội học hỏi, phát triển bản thân trong môi trường quốc tế là những lợi ích thiết thực mà hội nhập mang lại. Tuy nhiên, để tận dụng những cơ hội này, mỗi học sinh cần chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Nắm vững kiến thức chuyên môn, rèn luyện ngoại ngữ thành thạo, trau dồi kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, làm việc nhóm... là những yếu tố then chốt giúp chúng ta tự tin bước vào thị trường lao động đầy cạnh tranh. Bên cạnh đó, tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hoạt động ngoại khóa và rèn luyện bản thân một cách toàn diện cũng là những điều cần thiết để chúng ta sẵn sàng cho tương lai.
|