Giải bài Viết trang 54 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạoĐiền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn văn sau Vẽ sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 54 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn văn sau: Nghị luận về một tác phẩm văn học(bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) là kiểu bài nghị luận… để làm rõ… của một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng. Phương pháp giải: Đọc lại khái niệm bài nghị luận về một tác phẩm văn học(bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) Lời giải chi tiết: Nghị luận về một tác phẩm văn học(bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 54 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Vẽ sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng). Phương pháp giải: Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng). Lời giải chi tiết: Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 54 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Thực hiện đề bài sau: Đề bài: Chọn một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích và viết bài văn nghị luận về bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng đã chọn. Phương pháp giải: Đọc lại các bước thực hiện bài văn nghị luận về bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng Lời giải chi tiết: Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Hồ Xuân Hương quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà xinh đẹp, thông minh đi nhiều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du). Tuy nhiên, cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.Qua đó nói lên tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Bởi bà cũng mang trong mình số phận người phụ nữ, Hồ Xuân Hương hiểu hết những nỗi niềm, những nỗi khổ đau của người phụ nữ xưa. Bánh trôi nước như là một bản tự tâm tình mà bà viết ra để nói lên nỗi lòng của mình cũng như an ủi bao người phụ nữ khác. Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái "trọng nam khinh nữ" của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc. “Bảy nổi ba chìm với nước non” Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: ”Một người phụ nữ đẹp đến mấy mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ? “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” - Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ. Nói lên người phụ nữ phải sống lệ thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chẳng dám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng dám làm sai. Lúc chồng mất số phận phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lập cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có giá trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
|