Giải bài Tiếng Việt trang 38 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạoDựa vào phần tri thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói (Ngữ văn 11, tập một, tr. 58), bạn hãy lập một bảng kiểm để nhận diện ngôn ngữ nói.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 38 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Dựa vào phần tri thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói (Ngữ văn 11, tập một, tr. 58), bạn hãy lập một bảng kiểm để nhận diện ngôn ngữ nói. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 39 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói - Chắc anh đóng ở gần đây? - Chả gần lắm, tận xóm Đượm. - Bao xa anh? - Giang không phải người đây à? - Vâng, em mới Hà Nội lên - Giang đáp, và chợt cô rủ tôi: - Nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát. Tôi do dự: - Chín giờ, đơn vị điểm danh rồi... mà còn non chục cây. - Còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh. (Bảo Ninh, Giang) Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 39 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Lời của nhân vật (phần in đậm) trong các đoạn trích sau đây có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao? a. Cúc Hoa nấu chẳng được cơm, Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa. Trạng nguyên nhân lúc đi qua, Bày mưu bày chước dạy qua lời này: Vừa ăn vừa nấu mới hay, ứng tạo Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao? (Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tổng Trấn Các Hoa) b. Công chúa ren rén thưa liền, Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê Cho nên chẳng nấu làm chi, Xin chàng trao vị chính thê cho nàng! (Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tống Trân Cúc Hoa) Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói Lời giải chi tiết: Lời của nhân vật trong các đoạn trích đã cho mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Trong lời thoại có từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (làm sao, đâu có dám), từ ngữ địa phương (làm chi), những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (ví dụ: Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?). Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối bởi vẫn điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày. Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 39 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Tìm hai trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp này. Phương pháp giải: Sưu tầm trên sách, báo, internet,... Lời giải chi tiết: - Ví dụ: Lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng, Cầm bằng làm mướn mướn không công. Nỗi này ví biết dường này nhỉ, Thời trước thôi đành ở vậy xong. (Hồ Xuân Hương) - Những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ nói được sử dụng trong câu thơ “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”. Ở câu thơ này, tác giả đã sử dụng khẩu ngữ để bộc lộ cảm xúc tức giận, oán hận của bản thân khi phải sống trong cảnh một chồng nhiều vợ.
|