Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 66 vở thực hành ngữ văn 8Phạm vi của vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống) em dự kiến trình bày
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Bài tập 1 (trang 66, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Phạm vi của vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống) em dự kiến trình bày: Phương pháp giải: Xác định phạm vi Lời giải chi tiết: Phạm vi của vấn đề xã hội (ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống) em dự kiến trình bày: ý nghĩa của tiếng cười nói chung hay tiếng cười nhằm một mục đích cụ thể, ví dụ: tiếng cười trào phúng, tiếng cười tán thưởng, tiếng cười vui mừng… Câu 2 Bài tập 2 (trang 66, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Những nội dung chính sẽ được trình bày: Phương pháp giải: Xác định nội dung mà em sẽ trình bày Lời giải chi tiết: Những nội dung chính sẽ được trình bày: - Tiếng cười đó nhằm tới đối tượng nào? - Tiếng cười đó được biểu hiện như thế nào? - Người tạo ra tiếng cười ấy muốn thể hiện điều gì? - Đánh giá của em về ý nghĩa của tiếng cười đó Câu 3 Bài tập 3 (trang 66, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Một số ý cần trao đổi với người nói sau khi được nghe trình bày: Phương pháp giải: Nhớ lại hướng dẫn quy trình nói và nghe Lời giải chi tiết: Một số ý cần trao đổi với người nói sau khi được nghe trình bày: - Ý nghĩa của tiếng cười được đề cập trong bài nói có phù hợp với cuộc sống hiện nay không? - Vấn đề được trình bày có ý nghĩa đối với những đối tượng cụ thể nào? - Cách lập luận, dẫn dắt vấn đề, thái độ và khả năng tương tác với người nghe… của người nói có thuyết phục không? - Ý kiến trao đổi của người nghe có tác dụng làm rõ hơn hoặc bổ sung cho vấn đề người nói trình bày không? Câu 4 Bài tập 4 (trang 66, VTH Ngữ văn 8, tập 1) Những kinh nghiệm được rút ra sau khi nói và trao đổi về bài nói: - Với tư cách là người nói: - Với tư cách là người nghe: Phương pháp giải: Nhớ lại hướng dẫn quy trình nói và nghe Lời giải chi tiết: Những kinh nghiệm được rút ra sau khi nói và trao đổi về bài nói: - Với tư cách là người nói: Nêu vấn đề trình bày rõ ràng, cụ thể; ý kiến phong phú có trọng tâm; lí lẽ bằng chứng nổi bật; bố cục bài nói rõ ràng; sử dụng công cụ thiết bị hỗ trợ phù hợp; tác phong tự tin, tôn trọng người nghe; nói trôi chảy, mạch lạc; giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng; đảm bảo yêu cầu về thời gian trình bày;… - Với tư cách là người nghe: Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại. Thể hiện thái độ lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. Hỏi lại những điểm chưa rõ, có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.
|