Giải bài tập Bếp lửa trang 13 vở thực hành ngữ văn 8Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các nhận định về bài thơ. Xác định bố cục bài thơ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Bài tập 1 (trang 13, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai): Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các nhận định về bài thơ. Phương pháp giải: Đọc bài thơ để tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn thành nhận định. Lời giải chi tiết: - Bài thơ là lời của nhân vật người cháu ở nơi xa, thể hiện cảm xúc về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. - Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. - Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là hình ảnh bếp lửa. Câu 2 Bài tập 2 (trang 13, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai): Xác định bố cục bài thơ. Phương pháp giải: Đọc bài thơ để xác định bố cục của bài thơ. Lời giải chi tiết: - Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu. - Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. - Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa. - Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà. Câu 3 Bài tập 3 (trang 14, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai): Đề bài: Điền các thông tin theo gợi dẫn. Phương pháp giải: Đọc bài thơ để tìm ra các thông tin phù hợp điền vào bảng. Lời giải chi tiết:
Câu 4 Bài tập 4 (trang 14, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai): Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Phương pháp giải: Đọc bài thơ để tìm ra các chỗ hình ảnh bếp lửa lặp lại từ đó rút ra tác dụng. Lời giải chi tiết: - Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…). - Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu. Hằng ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. → Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng Câu 5 Bài tập 5 (trang 14, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai): - Bức “chân dung cuộc sống” mà bài thơ đã “vẽ” nên:… - Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bức “chân dung cuộc sống” ấy:… - Lí do:… Phương pháp giải: Đọc bài thơ để đưa ra được các thông tin phù hợp điền vào chỗ thiếu. Lời giải chi tiết: - Bức “chân dung cuộc sống” mà bài thơ đã “vẽ” nên: bức chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương; chân dung người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà, yêu thương và biết ơn bà; chân dung về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn; chân dung về tình cảm bà cháu ấm nồng, sâu sắc và thấm thía… - Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bức “chân dung cuộc sống” ấy: sự tần tảo, hi sinh, mạnh mẽ, yêu thương và hết mực chăm sóc cháu đồng thời là chỗ dựa vững vàng cho cháu của bà. - Lí do: Vì đã thể hiện rõ được tình yêu thương sâu đậm, những kỉ niệm khó quên của người cháu với bà. Từ đó trong mỗi chúng ta cũng nhớ về những người bà của mình.
|