Giải bài tập 1.30 trang 45 SGK Toán 12 tập 1 - Cùng khám pháLập bảng biến thiên, tìm khoảng đơn điệu và cực trị (nếu có) của hàm số: a) \(y = - {x^3} + 2{x^2} - x - 7\) b) \(y = \frac{{x - 6}}{{1 - 2x}}\) c) \(y = \sqrt {4x - {x^2}} \) Đề bài Lập bảng biến thiên, tìm khoảng đơn điệu và cực trị (nếu có) của hàm số: a) \(y = - {x^3} + 2{x^2} - x - 7\) b) \(y = \frac{{x - 6}}{{1 - 2x}}\) c) \(y = \sqrt {4x - {x^2}} \) Phương pháp giải - Xem chi tiết - Tìm tập xác định của hàm số - Tính đạo hàm và giới hạn của hàm số - Xét sự biến thiên của hàm số Lời giải chi tiết a) - Tập xác định: D = R. - Sự biến thiên: Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( { - {x^3} + 2{x^2} - x - 7} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ { - {x^3}\left( {1 - \frac{2}{x} + \frac{1}{{{x^2}}} + \frac{7}{{{x^3}}}} \right)} \right] = - \infty \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( { - {x^3} + 2{x^2} - x - 7} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ { - {x^3}\left( {1 - \frac{2}{x} + \frac{1}{{{x^2}}} + \frac{7}{{{x^3}}}} \right)} \right] = + \infty \) Ta có: \({y^\prime } = - 3{x^2} + 4x - 1\) \({y^\prime } = 0 \leftrightarrow - 3{x^2} + 4x - 1 = 0 \leftrightarrow x = 1{\rm{ }}\)hoặc \(x = \frac{1}{3}\) Bảng biến thiên: Chiều biến thiên: Hàm số nghịch biến trên các khoảng (−∞,\(\frac{1}{3}\)) và (1,∞), đồng biến trên khoảng (\(\frac{1}{3}\),1). Cực trị: Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = \frac{1}{2},{y_{CT}} = - \frac{{193}}{{27}}\) Hàm số đạt cực đại tại \(x = 1,{y_{CD}} = - 7\) b) - Tập xác định: \({\rm{D}} = {\rm{R}}\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\). - Sự biến thiên: Giới hạn, tiệm cận: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{x - 6}}{{1 - 2x}} = - \frac{1}{2}\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{x - 6}}{{1 - 2x}} = - \frac{1}{2}\) Suy ra đường thẳng \({\rm{y}} = - \frac{1}{2}\) là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đã cho. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{1}{2}}^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{1}{2}}^ + }} \frac{{x - 6}}{{1 - 2x}} = + \infty \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{1}{2}}^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{1}{2}}^ - }} \frac{{x - 6}}{{1 - 2x}} = - \infty \) Suy ra đường thẳng \({\rm{x}} = \frac{1}{2}\). là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho. Ta có: \({y^\prime } = \frac{{ - 11}}{{{{(1 - 2x)}^2}}} < 0\) Suy ra hàm số nghịch biến trên tập xác định. Bảng biến thiên: Chiều biến thiên: Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ,\frac{1}{2}} \right)\). và \(\left( {\frac{1}{2}, + \infty } \right)\). Cực trị: Hàm số không có cực trị. c) - Tập xác định: D = [0,4]. - Đạo hàm: \(f'(x) = \frac{{4 - 2x}}{{2\sqrt {4x - {x^2}} }} = \frac{{2 - x}}{{\sqrt {4x - {x^2}} }}\) - Giải phương trình \(f'(x) = 0\): \(\begin{array}{l}\frac{{2 - x}}{{\sqrt {4x - {x^2}} }} = 0\\ \Rightarrow 2 - x = 0\\ \Leftrightarrow x = 2\end{array}\) - Bảng biến thiên: - Chiều biến thiên: Hàm số đồng biến trên khoảng [0,2) và nghịch biến trên khoảng (2,4]. - Hàm số đạt cực đại tại và không có cực tiểu.
|