Giải bài tập 11 trang 82 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạoCho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) có AH là đường cao. Lần lượt vẽ đường tròn (O) đường kính BH và đường tròn (O’) đường kính HC. a) Xét vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’). b) Đường tròn (O) cắt AB tại E, đường tròn (O’) cắt AC tại F. Chứng minh rằng tứ giác AEHF là hình chữ nhật. c) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến đường tròn (O) và đồng thời là tiếp tuyến đường tròn (O’). d) Đường trung tuyến AM của tam giác ABC cắt EF tại N. Cho biết AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính diện tích t Đề bài Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) có AH là đường cao. Lần lượt vẽ đường tròn (O) đường kính BH và đường tròn (O’) đường kính HC. a) Xét vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’). b) Đường tròn (O) cắt AB tại E, đường tròn (O’) cắt AC tại F. Chứng minh rằng tứ giác AEHF là hình chữ nhật. c) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến đường tròn (O) và đồng thời là tiếp tuyến đường tròn (O’). d) Đường trung tuyến AM của tam giác ABC cắt EF tại N. Cho biết AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính diện tích tam giác ANF. Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết - Chứng minh OO’ = R + R’ và O; H; H’ thẳng hàng suy ra hai đường tròn tiếp xúc nhau. - Chứng minh ^HEA=90o ; ^EAF=90o; ^AFH=90o suy ra AEHF là hình chữ nhật - Chứng minh EF ⊥ OE suy ra EF là đường trung tuyến đường tròn (O) và EF ⊥O’F suy ra EF là đường trung tuyến đường tròn (O’) - Cần chứng minh SΔANFSΔEAF=AF2AH2 suy ra SΔANF Lời giải chi tiết a) Ta có OO’ = OH + O’H = R + R’ suy ra hai đường tròn tiếp xúc nhau. b) Xét đường tròn (O) có BH là đường kính ^BEH là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn suy ra ^BEH= 90o hay AB ⊥ EH tại E. Xét đường tròn (O’) có HC là đường kính ^HFC là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn suy ra ^HFC = 90o hay AC ⊥ HF tại F. Xét tứ giác AEHF có: ^HEA=90o (chứng minh trên); ^EAF=90o (giả thiết); ^AFH=90o (chứng minh trên). Suy ra tứ giác AEHF là hình chữ nhật. c) Vì OE = OH = R nên ΔOEH cân tại O suy ra ^OEH=^OHE. Ta có ^BHE=90o−ˆB; ^BAH=90o−ˆB suy ra ^BHE=^BAH. Mà ^OEH=^BHE (chứng minh trên); ^BHA=^AEF (tính chất hình chữ nhật). Suy ra ^OEH=^AEF hay ^OEH+^HEF=^AEF+^HEF suy ra ^OEF=^AEH=90o. Nên EF ⊥ OE tại E; E ∈ (O) Suy ra EF là đường trung tuyến đường tròn (O) (1). Vì O’F = O’H = R’ nên tam giác O’HF cân tại O’ suy ra ^O′HF=^O′FH Mà ^AHF=^EFH (tính chất hình chữ nhật) Nên ^O′HF+^AFH=^O′HF+^EFH hay ^O′FE+^AHC=90o. Nên EF ⊥ O’F tại F; F ∈ (O’) Suy ra EF là đường trung tuyến đường tròn (O’) (2). Từ (1) và (2) ta có điều phải chứng minh. d) Tam giác ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến, suy ra AM=BM=CM=12BC. Do đó ΔAMC cân tại M , suy ra ^MAC=^MCA. (1) Tam giác O′FC cân tại O′ (vì O′F=O′C) suy ra ^O′FC=^O′CF. Suy ra ^MAC=^O′FC. Mà ^MAC,^O′FC là hai góc đồng vị nên AM//O′F. Mặt khác O′F⊥EF, suy ra AM⊥EF tại N . Xét tam giác ABC vuông tại A có BC=√AB2+AC2=√62+82=10(cm) Diện tích tam giác ABC là SΔABC=12AH⋅BC=12AB⋅AC, suy ra AH=AB⋅ACBC=6⋅810=4,8(cm) Suy ra EF=AH=4,8cm (vì AEHF là hình chữ nhật). Xét tam giác AHF và tam giác ACH có: ^AFH=^AHC(=90∘) ˆA chung Suy ra ΔAHF∽ΔACH(g.g) nên AHAC=AFAH. Suy ra AF=AH2AC=4,828=2,88(cm). Xét tam giác ANF và tam giác CAB có: ^ANF=^CAB(=90∘) ^NAF=^ACB (theo (1) Suy ra ΔANF∽ΔCAB(g.g) Suy ra SΔANFSΔCAB=(AFBC)2 Diện tích tam giác AFN là: SΔAFN=(AFBC)2.SΔCAB=(2.8810)2.12.AB.AC=(2.8810)2.12.6.8≈2(cm2).
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|