Giải Bài đọc 3: Trận đánh trên không VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai? Gạch dưới những từ ngữ miêu tả cảnh máy bay địch bị chiếc Mích của ta hạ gục. Gạch dưới những từ ngữ nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch. Điền dấu câu phù hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc hiểu

Câu 1:

Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Hai chú là bộ binh dùng súng máy bắn máy bay địch.

b) Hai chú là phi công, lái máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc.

c) Hai chú là pháo binh, dùng pháo bắn máy bay địch. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

b) Hai chú là phi công, lái máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc.  

Câu 2

Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:  

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 và đoạn 2 của bài đọc.  

Lời giải chi tiết:

 

Lời của người chỉ huy ở mặt đất

Lời của chiến sĩ phi công

- Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây.

V

 

- Thăng Long nghe rõ!

 

V

- Xin phép công kích.

 

V

- Cho công kích!

V

 

 

Câu 3

Gạch dưới những từ ngữ miêu tả cảnh máy bay địch bị chiếc Mích của ta hạ gục:

Những đốm đỏ xuyên thẳng vào đầu và cánh chiếc máy bay Mỹ. Những mảnh kim khí và mi ca bắn tung tóe. Một bên cánh của nó văng rời hẳn ra, lửa bốc lem lém lẫn với khói.

- Cháy rồi! Nó nhảy dù! - Tiếng Sáu reo liên tiếp. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Những đốm đỏ xuyên thẳng vào đầu và cánh chiếc máy bay Mỹ. Những mảnh kim khí và mi ca bắn tung tóe. Một bên cánh của nó văng rời hẳn ra, lửa bốc lem lém lẫn với khói.

- Cháy rồi! Nó nhảy dù! - Tiếng Sáu reo liên tiếp. 

Câu 4

Gạch dưới những từ ngữ nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch.

a) Lương đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn. Những đốm lửa đỏ phùn phụt bay về phía trước. Lương vọt lên, vượt qua thằng địch. Nó vẫn bay ngoằn ngoèo.

b) Chiếc Mích vòng lại, nghiêng cánh bổ xuống lần thứ hai. Chiếc máy bay địch màu vàng cứ mỗi giây một to thêm, lấp đầy cả vòng kính ngắm. Lương bóp cò. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

a) Lương đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn. Những đốm lửa đỏ phùn phụt bay về phía trước. Lương vọt lên, vượt qua thằng địch. Nó vẫn bay ngoằn ngoèo.

b) Chiếc Mích vòng lại, nghiêng cánh bổ xuống lần thứ hai. Chiếc máy bay địch màu vàng cứ mỗi giây một to thêm, lấp đầy cả vòng kính ngắm. Lương bóp cò

Luyện tập

Câu 1:

Đánh dấu √ vào ô trống trước những ý đúng:

a) Những câu nào trong bài là lời nói của nhân vật?

- Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây.

- Thăng Long nghe rõ!

- Tiếng Sáu đanh gọn trả lời.

- Xin phép công kích.

- Cho công kích

- Cháy rồi! Nó nhảy dù!

- Tiếng Sáu reo liên tiếp.

b) Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật?

- Dấu gạch ngang đầu dòng

- Dấu chấm

- Dấu chấm than 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

a) Những câu trong bài đọc là lời nói của nhân vật:

- Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây.

- Thăng Long nghe rõ!

- Xin phép công kích.

- Cho công kích!

- Cháy rồi! Nó nhảy dù! 

b) - Dấu gạch ngang đầu dòng. 

Câu 2

Điền dấu câu phù hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Câu chuyện Trận đánh trên không phản ánh một mặt trận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta…….. mặt trận trên cao. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện Trận đánh trên không phản ánh một mặt trận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta – mặt trận trên cao. 

Câu 3

Viết lại hai câu sau đây. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang:

Lương gọi: “Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Ba đã nhảy dù”

Lương gọi:

-……………………. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

Lương gọi:

- Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Ba đã nhảy dù. 

  • Giải Bài đọc 4: Ở lại với chiến khu VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ. Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói. Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Khoanh tròn chữ cái trước ý em đúng. Gạch dưới câu khiến trong lời của nhân vật Mừng. Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến.

  • Giải Góc sáng tạo: Người chiến sĩ VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em. (Đọc Gợi ý trong sách giáo khoa, trang 78.) Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em. (Đọc Gợi ý trong sách giáo khoa, trang 79.)

  • Giải Bài viết 2: Viết về người anh hùng VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.

  • Giải Bài đọc 2: Hai Bà Trưng VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Viết từ ngữ vào chỗ trống để xác định các đoạn văn rồi nối mỗi ý ở bên A với đoạn văn phù hợp ở bên B. Gạch dưới những từ ngữ nói về tội ác của giặc ngoại xâm. Tìm những từ ngữ thể hiện tài năng, chí lớn và khí phách hiên ngang của Hai Bà Trưng. Nối đúng. Viết lại các tên người, tên địa lí trong bài.

  • Giải Bài đọc 1: Chú hải quân VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân. Tìm những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác. Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam? Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ. . Viết câu bày tỏ cảm xúc của em.

close