Giải Bài 3: Hai bàn tay em VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc một bài đọc về thiếu nhi. Nghe- viết: Đường đến trường. Điền tiếng có chữ d hoặc chữ gi vào chỗ trống. Viết 3-4 từ ngữ. Tìm các sự vật được so sánh với nhau và từ ngữ dùng để so sánh trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau. Viết 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc một bài đọc về thiếu nhi.

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu kĩ một bài một bài đọc về thiếu nhi để điền vào Phiếu đọc sách cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Tên bài đọc: Hạt gạo làng ta

Tác giả: Trần Đăng Khoa  

Sách, báo: Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968) 

Nội dung: Nội dung: Miêu tả làng quên Việt Nam cùng với hình ảnh “hạt gạo”, đồng thời bày tỏ sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng, giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.

Câu 2

Nghe - viết: Đường đến trường 

Lời giải chi tiết:

Em lắng nghe và viết bài vào vở.

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

Câu 3

Điền tiếng có chữ d hoặc chữ gi vào chỗ trống:

Phương pháp giải:

Em chú ý ghép các tiếng bắt đầu bằng âm hoặc gi để tạo thành từ có nghĩa.

Lời giải chi tiết:

thúc giục 

giao bài

thể dục

giàn bầu

phút giây 

dày cộp 

sợi dây

giày dép

Câu 4

Viết 3 - 4 từ ngữ:

a. Chứa tiếng có:  

- Vần ay

M: dạy bảo

- Vần ây

M: thức dậy

b. Chứa tiếng có: 

- Vần uôc

M:học thuộc

- Vần uôt

M:sáng suốt

Phương pháp giải:

Em tìm những từ ngữ chứa tiếng mà trong tiếng chứa các vần trên.

Lời giải chi tiết:

a. 

- Vần ay: say sưa, máy bay, cày ruộng, bàn tay,...

- Vần ây: cây cối, xây nhà, đám mây, dây thừng ,…

b.

- Vần uôc: cuộc thi, viên thuốc, bạch tuộc, bắt buộc,…

- Vần uôt: tuột dây, sáng suốt, rét buốt, con chuột,…

Câu 5

Tìm các sự vật được so sánh với nhau và từ ngữ dùng để so sánh trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:

a. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

Huy Cận

b. Ở cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe. 

Phạm Như Hà

c. Chiếc nhãn vở tựa như một đám mây xinh xắn.

d. Mỗi bông hoa phượng là một đốm lửa đỏ rực.

Sự vật 1

Từ ngữ dùng để so sánh

Sự vật 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Em đọc các đoạn thơ và các câu trên, sau đó tìm các sự vật được so sánh với nhau và những từ ngữ dùng để so sánh.

Lời giải chi tiết:

Sự vật 1

Từ ngữ dùng để so sánh

Sự vật 2

Hai bàn tay em

như

hoa đầu cành

dấu hỏi

như

vành tai nhỏ

Chiếc nhãn vở

tựa như

đám mây xinh xắn

bông hoa phượng

đốm lửa đỏ rực

Câu 6

Viết 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh. 

Phương pháp giải:

Em hãy so sánh hai hình ảnh có sự tương đồng với nhau và sử dụng từ ngữ so sánh.

Lời giải chi tiết:

Tóc bà trắng như mây.

Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ.

close