Giải Bài 3: Bàn tay cô giáo VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về nghề nghiệp hoặc sản phẩm sáng tạo em thích. Nhớ - viết: Bàn tay cô giáo (từ Một tờ giấy đỏ...đến hết). Gạch dưới rồi viết lại cho đúng các tên người nước ngoài. Điền vào chỗ trống. Viết các cặp từ có nghĩa giống nhau trong đoạn văn sau. Viết 1- 2 từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ sau. Viết 1- 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 6. Gạch một gạch dưới câu dùng để hỏi, khoanh tròn từ ngữ dùng để hỏi có trong các đoạn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về nghề nghiệp hoặc sản phẩm sáng tạo em thích. 

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu kĩ đọc một bài văn về nghề nghiệp hoặc sản phẩm sáng tạo em thích để điền vào Phiếu đọc sách cho phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Tên bài văn: Mẹ của Oanh

Tên tác giả: Hoàng Ly

Nghề nghiệp hoặc sản phẩm được nhắc đến: nghề lao công

Từ ngữ chỉ hoạt động: phân công, dạy, giới thiệu, kể, chế tạo, quét dọn,...

Từ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, nhỏ, đỏ,...

Câu 2

Nhớ - viết: Bàn tay cô giáo (từ Một tờ giấy đỏ...đến hết).

Lời giải chi tiết:

Em nhớ và viết bài vào vở.

- Viết đúng chính tả. 

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

Câu 3

Gạch dưới rồi viết lại cho đúng các tên người nước ngoài.

a. Lu-i thường rủ Véc-Xen đi câu cá.

b. Ông Giô-dép dắt Lu-i đến gặp thầy rơ-nê.

c. l-sắc niu-tơn (1642 - 1727) là một nhà khoa học vĩ đại người Anh.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và viết lại những từ chưa đúng cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Lu-i thường rủ Véc-Xen đi câu cá.

Viết lại: Véc - xen

b. Ông Giô-dép dắt Lu-i đến gặp thầy rơ-nê.

Viết lại: Rơ-nê

c. l-sắc niu-tơn (1642 - 1727) là một nhà khoa học vĩ đại người Anh.

Viết lại: l-sắc Niu-tơn

Câu 4

Điền vào chỗ trống:

a. Chữ s hoặc chữ x

Cửa ....ổ - con mắt ngôi nhà

Mở ra nhìn khắp núi ....a, ....ông dài

Cho em ánh ....áng học bài

Đón bao gió mát, đêm cài trăng ....ao.

Theo Trần Hồng Thắng

b. Vần âc hoặc vần ât và thêm dấu thanh (nếu cần)

Bao nhiêu mặt trời

Đang còn say gi....

Đậu trên dàn g....

Giữa vòm lá xanh

Ban mai trong lành

Gió lùa phảng ph....

Nắng vàng ươm m....

Chim về reo ca...

Theo Khuê Minh

Phương pháp giải:

Em chú ý điền s hoặc x vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.

Em điền vần âc hoặc ât vào từng chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu. 

Lời giải chi tiết:

a. 

Cửa sổ - con mắt ngôi nhà

Mở ra nhìn khắp núi xa, sông dài

Cho em ánh sáng học bài

Đón bao gió mát, đêm cài trăng sao.

Theo Trần Hồng Thắng

b. 

Bao nhiêu mặt trời

Đang còn say giấc

Đậu trên giàn gấc

Giữa vòm lá xanh

Ban mai trong lành

Gió lùa phảng phất

Nắng vàng ươm mật

Chim về reo ca...

 Theo Khuê Minh

Câu 5

Viết các cặp từ có nghĩa giống nhau trong đoạn văn sau:

Bình theo bố mẹ vào Đồng Tháp. Không bao lâu, Bình nhanh chóng biết được vịt xiêm là con ngan, củ mì là củ sắn, kẹo đậu phộng là kẹo lạc, muối mè là muối vừng,... 

Yên Đan

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi viết các cặp từ có nghĩa giống nhau cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau là: vịt xiêm – con ngan, củ mì – củ sắn, đậu phộng - lạc, mè – vừng.

Câu 6

Viết 1- 2 từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ sau:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và tìm những từ có nghĩa giống với các từ sau: mẹ, bố, lớn, đẹp cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Mẹ: má, bầm, tía, u

Bố: ba, cha, thầy

Lớn: to, vĩ đại, khổng lồ

Đẹp: xinh, xinh đẹp, xinh xắn.

Câu 7

Viết 1- 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 6.

M: Mẹ đi làm từ sáng sớm.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và sử dụng từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 6 để đặt câu cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Mẹ: Mẹ là người luôn yêu thương em.

Bố: Bố làm việc rất vất vả.

Lớn: Em đang dần lớn khôn.

Đẹp: Chị em có nụ cười rất đẹp.

Câu 8

Gạch một gạch dưới câu dùng để hỏi, khoanh tròn từ ngữ dùng để hỏi có trong các đoạn văn sau: 

a. Thầy hỏi:

- Con tên là gì?

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ!

Theo Đức Hoài

b. Em hỏi bố:

- Sao con không được quàng khăn như các anh chị hả bố?

Bố xoa đầu Nhi, âu yếm:

- Nếu chăm ngoan, lên lớp Ba, con sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt này.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và gạch dưới câu dùng để hỏi sau đó khoanh tròn từ ngữ dùng để hỏi cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Câu hỏi: Con tên là gì?

Từ để hỏi: là gì

b. Câu hỏi: Sao con không được quàng khăn như các anh chị hả bố?

Từ để hỏi: Sao

close