Giải Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát ánh trăng VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngTìm và ghi lại tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và bản xô-nát "Ánh trăng” theo 2 nhóm. Chọn tính từ trong khung để hoàn thiện các thành ngữ. Các tính từ chỉ màu xanh. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào. Tìm tính từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong đoạn văn sau và đặt 1 – 2 câu với tính từ tìm được. Theo em, cần lưu ý những gì khi viết đơn. Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Luyện từ và câu Câu 1: Tìm và ghi lại tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và bản xô-nát "Ánh trăng” theo 2 nhóm.
Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng và tìm tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc và dòng sông. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Chọn tính từ trong khung để hoàn thiện các thành ngữ. trắng hiền đen xấu đỏ đẹp a. ..........như bụt b. ............như than c. ...........như gấc d. ..........như ma e. ..........như tuyết g............như tiên Phương pháp giải: Em dựa vào các kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a. Hiền như bụt. b. Xấu như ma c. Đen như than d. Trắng như tuyết e. Đỏ như gấc g. Đẹp như tiên Câu 3 Tìm trong đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 103). a. Các tính từ chỉ màu xanh. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào?
b. Viết 2 – 3 câu có sử dụng tính từ em tìm được ở bài tập a. Phương pháp giải: Em nhớ lại những kiến thức về tính từ chỉ màu xanh và cách đặt câu để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a.
b. Vào mùa thu, bầu trời ở làng quê em mang mang một màu xanh ngắt tuyệt đẹp. Phía dưới là những lũy tre xanh rì rào, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay và những dòng sông xanh mát uốn lượn quanh ngôi làng thân yêu. Câu 4 Tìm tính từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong đoạn văn sau và đặt 1 – 2 câu với tính từ tìm được. Ngày xưa, có một chú chim sâu. Chú chim sâu nhỏ xíu, màu xanh lục, óng mượt, nhẹ nhàng, thấp thoáng trong màu lá non. Chú chim sâu ra đời giữa mùa nắng ấm. Vườn cây đang độ xanh tươi tưng bừng chào đón chú. (Nguyễn Kiên) Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn để biết nghĩa của tính từ, từ đó tìm từ trái nghĩa và đặt câu. Lời giải chi tiết: - Tính từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong đoạn văn sau: + Nhỏ xíu: to lớn, khổng lồ + Non: già + Ấm: gắt - Đặt câu: + Thời tiết hôm nay nắng gắt quá! + Chú voi khổng lồ đang ăn những chiếc lá già. Viết Câu 1: Đọc đơn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 104) và trả lời câu hỏi. a. Đơn được viết nhằm mục đích gì? b. Đơn do ai viết? Đơn được gửi cho ai? c. Người viết đã trình bày những gì trong đơn? d. Đơn gồm có những mục nào? Nêu cách sắp xếp các mục đó. Phương pháp giải: Em đọc kĩ các phần trong lá đơn và trả lời các câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Đơn trên được viết nhằm mục đích xin tham gia câu lạc bộ sáng tạo. b. Đơn do bạn Vũ Nam Hải, học sinh lớp 4C viết. Đơn được gửi cho Ban Giám hiệu Trường tiểu học Trung Hòa. c. Người viết đã trình bày những điều trong đơn: - Lí do viết đơn: HIện nay nhà trường đang mở nhiều câu lạc bộ sau giờ học để học sinh phát huy năng khiếu và sở thích. Em thấy mình phù hợp với các hoạt động của Câu lạc bộ Sáng tạo. Vì thế, em viết đơn này đề nghị nhà trường cho phép em tham gia Câu lạc bộ Sáng tại vào chiều thứ Ba và thứ Năm hàng tuần. - Lời hứa: Em xin hứa sẽ nhiệt tình tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức và luôn chấp hành nội quy của Câu lạc bộ. - Lời cảm ơn: Em xin chân thành cảm ơn. d. Đơn gồm có các mục: Quốc hiệu, tiêu ngữ; tên đơn; nơi nhận đơn, nội dung đơn; địa điểm, thời gian viết đơn; ý kiến phụ huynh chữ kí và họ tên người viết đơn. Cách sắp xếp các mục: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Tên đơn. - Nơi nhận đơn - Nội dung đơn - Ý kiến phụ huynh - Địa điểm, thời gian viết đơn - Chữ kí và họ tên người viết đơn Câu 2 Theo em, cần lưu ý những gì khi viết đơn? Phương pháp giải: Thông qua quan sát đơn mẫu và trả lời các câu hỏi ở câu hỏi 1, em hãy đưa ra những ý kiến về những điểm cần lưu ý khi viết đơn về hình thức và nội dung của đơn. Gợi ý: - Hình thức của đơn. - Nội dung của đơn. Lời giải chi tiết: Những điểm cần lưu ý khi viết đơn: - Hình thức của đơn: trình bày đầy đủ các mục cần có đúng quy định: + Quốc hiệu, tiêu ngữ + Tên đơn + Nơi nhận đơn + Nội dung đơn + Địa điểm, thời gian viết đơn + Chữ kí và họ tên người viết đơn - Nội dung của đơn: bao gồm giới thiệu bản thân, lí do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn; câu từ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc; đúng thông tin, không viết làn man, dài dòng. Vận dụng Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn. - Tình huống cần viết đơn là gì? - Đơn gửi cho ai? - Đơn viết nhằm mục đích gì? Phương pháp giải: Em tiến hành trao đổi với người thân và ghi vào vở. Lời giải chi tiết: - Tình huống cần viết đơn là: em bị ốm, không thể đi học được. - Đơn gửi cho: cô giáo chủ nhiệm lớp và Ban giám hiệu trường. - Đơn viết nhằm mục đích: xin nghỉ học.
|