Giải Bài 17: Vẽ màu VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Mỗi từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1 dùng để gọi con vật nào? Nhận xét về cách dùng những từ đó trong đoạn văn. Tìm trong đoạn thơ ở bài tập 3 những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hoá, cho biết chúng trực được nhân hoá bằng cách nào. Đặt 1 – 2 câu về con vật, cây cối, đồ vật,... trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. Chọn từ ngữ trong khung điền vào chỗ trống. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn có gì thú vị? Ghi lại cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọ

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Luyện từ và câu

Câu 1:

Mỗi từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 78) dùng để gọi con vật nào? Nhận xét về cách dùng những từ đó trong đoạn văn.

Từ

Con vật được nói đến

M: anh

chuồn chuồn ớt

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác dụng của từ in đậm trong đoạn văn:

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Từ

Con vật được nói đến

M: anh

Chuồn chuồn ớt

Chuồn chuồn kim

chú

Bọ ngựa

Cánh cam

chị

Cào cào

bác

Giang

bác

Dẽ

Tác dụng của từ in đậm trong đoạn văn: cách dùng các từ ngữ đó khiến câu văn trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Câu 2

Tìm trong đoạn thơ ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 79) những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.

Vật, hiện tượng tự nhiên

Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên

 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Vật, hiện tượng tự nhiên

Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên

Bụi tre

Tần ngần, gỡ

 

Hàng bưởi

Đu đưa, bế, đầu tròn, trọc lốc

Chớp

Rạch

Sấm

Ghé, khanh khách, cười

Cây dừa

Sải tay, bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Câu 3

Tìm trong đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 79) những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hoá, cho biết chúng trực được nhân hoá bằng cách nào.

Vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá

Cách nhân hóa

M: Mầm cây tỉnh giấc

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá

Cách nhân hóa

M: Mầm cây tỉnh giấc

nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con  người

Hạt mưa mải miết trốn tìm

nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con  người

Cây đào lim dim mắt cười

nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con  người

Quất gom

nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con  người

Câu 4

Đặt 1 – 2 câu về con vật, cây cối, đồ vật,... trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Nàng hoa mai thật là xinh đẹp!

- Chú gà trống khoác lên mình một chiếc áo lông óng ả như tơ. 

Câu 5

Chọn từ ngữ trong khung điền vào chỗ trống.

a. hài lòng, nhuộm, mặc, trang điểm, ngắm nghía

Chú kì nhông............cho đẹp để đi chơi. Chú điểm chút đo đỏ lên đỉnh đầu. Chú............ một chiếc áo xanh xám, nâu nâu. Ở gờ sống lưng, chủ quét một màu xanh ngả dần sang xanh lơ, rồi sắc biếc. Nhân tiện có nắng, chú nhuộm hai bên tai màu vàng tươi. Sắc nắng ấy khi gặp xanh và đỏ, lại thành ra tím. Chú kì nhông ...............bộ áo ngũ sắc sặc sỡ của mình in hình dưới mặt nước giếng trong veo. Chú .......... vô cùng! 

(Theo Lý Lan)

b. hiểu, bồn chồn, đánh thức, thức dậy, ngủ

Một hạt cây bé xíu nằm........im trong lòng đất. Cho đến một ngày kia, hạt cây cựa mình.......... Thoạt đầu, hạt cây thấy làm lạ, không ............ vì sao mình thức dậy: có ai đã.............mình chăng? Nhưng bao bọc chung quanh hạt cây chỉ có đất, mà đất thì lầm lì, không động đậy. Hạt cây bỗng hiểu ra rằng có cái phôi mầm trong lòng nó đang nảy, làm bụng dạ nó..............., không thể nào yên. 

(Theo Nguyễn Kiên)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và điền từ thích hợp.  

Lời giải chi tiết:

a. hài lòng, nhuộm, mặc, trang điểm, ngắm nghía

Chú kì nhông trang điểm cho đẹp để đi chơi. Chú điểm chút đo đỏ lên đỉnh đầu. Chú mặc một chiếc áo xanh xám, nâu nâu. Ở gờ sống lưng, chủ quét một màu xanh ngả dần sang xanh lơ, rồi sắc biếc. Nhân tiện có nắng, chú nhuộm hai bên tai màu vàng tươi. Sắc nắng ấy khi gặp xanh và đỏ, lại thành ra tím. Chú kì nhông ngắm nghía bộ áo ngũ sắc sặc sỡ của mình in hình dưới mặt nước giếng trong veo. Chú hài lòng vô cùng! 

(Theo Lý Lan)

b. hiểu, bồn chồn, đánh thức, thức dậy, ngủ 

Một hạt cây bé xíu nằm ngủ im trong lòng đất. Cho đến một ngày kia, hạt cây cựa mình thức dậy. Thoạt đầu, hạt cây thấy làm lạ, không hiểu vì sao mình thức dậy: có ai đã đánh thức mình chăng? Nhưng bao bọc chung quanh hạt cây chỉ có đất, mà đất thì lầm lì, không động đậy. Hạt cây bỗng hiểu ra rằng có cái phôi mầm trong lòng nó đang nảy, làm bụng dạ nó bồn chồn không thể nào yên.

(Theo Nguyễn Kiên)

Viết

Câu 1:

Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 79) và thực hiện yêu cầu.

a. Đọc đoạn văn tưởng tượng và ghi lại những nội dung được viết thêm so với đoạn văn của Vũ Tú Nam.

b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn có gì thú vị? 

Phương pháp giải:

a. Em đọc cả 2 đoạn văn và so sánh

b. Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm lời thoại của nhân vật so với đoạn văn của Vũ Tú Nam.

b. Các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên đã nhân hóa nhân vật trở nên sinh động, gần gũi giúp cho đoạn văn hay hơn. 

Câu 2

Ghi lại cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe mà em thích. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức vừa được học và ghi lại cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe mà em thích. 

Lời giải chi tiết:

Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,… 

Câu 3

Ghi lại những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 

Phương pháp giải:

Em tiến hành ghi lại những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Gợi ý:

- Theo em, còn những cách những cách được nếu ở bài viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài

- Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn? 

Lời giải chi tiết:

- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,... 

Vận dụng

Ghi lại những chi tiết em thích trong câu chuyện tưởng tượng về loài vật. 

Phương pháp giải:

Em tìm câu chuyện tưởng tượng về loài vật và ghi lại những chia tiết em thích trong câu chuyện đó. Giải thích vì sao? 

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện: Con cáo và chùm nho

Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh. 

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close