Giải Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sốngĐề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn. Viết. Đọc soát đoạn văn em đã viết. Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Ghi lại đoạn thơ hoặc những câu ca dao mà bạn đã chia sẻ với em. Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Viết Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn. Câu 1: Đề bài: Chuẩn bị: - Em chọn câu chuyện nào? - Tìm ý.
Phương pháp giải: Em chọn câu chuyện và tìm ý theo gợi ý. - Chọn câu chuyện kể về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn mà em yêu thích (ví dụ: Tờ bảo tường của tôi, Trên khóm tre đầu ngõ,...). - Tìm ý theo gợi ý:
Lời giải chi tiết: - Chọn câu chuyện: Tờ báo tường của tôi. - Tìm ý.
Câu 2 Viết. Phương pháp giải: Em tiến hành viết bài văn nêu lí do yêu thích câu chuyện dựa vào bài tập 1. Lưu ý: Khi có nhiều lí do, em cần lựa chọn những lí do nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Lời giải chi tiết: Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá. Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp. Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn.. Câu 3 Đọc soát đoạn văn em đã viết.
Phương pháp giải: Em đọc soát và sửa lỗi nếu có. Lời giải chi tiết: Em đọc soát và sửa lỗi nếu có. Đọc mở rộng Câu 1: Đề bài: Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phương pháp giải: Em tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn qua sách báo, internet,.. và hoàn thành phiếu. Gợi ý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông. Đường đi cách bến cách sông, Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò. (Ca dao) Lời giải chi tiết: Bài thơ: Lòng biết ơn Tác giả: Tú Yên Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy Ta có thêm một ngày mới để yêu thương. Xin mang ơn những buổi hoàng hôn vươn Ta có được bữa cơm gia đình hạnh phúc. Xin biết ơn giấc mộng đầy cảm xúc Ta có thể rèn tâm thức được bình yên. Nếu một mai ra đi trong an nhiên Ta sẽ mỉm cười với lòng đầy cảm kích.
Câu 2 Ghi lại đoạn thơ hoặc những câu ca dao mà bạn đã chia sẻ với em. Phương pháp giải: Em tiến hành ghi lại đoạn thơ hoặc những câu ca dao mà bạn đã chia sẻ với em. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con Vận dụng Câu 1: Đề bài: Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe. - Câu chuyện nói về ai? Nhân vật đó có gì đặc biệt? - Em ấn tượng điều gì trong câu chuyện? Phương pháp giải: Em kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe dựa vào gợi ý. Lời giải chi tiết: Câu chuyện Chàng trang làng Phù Ủng kể về Phạm Ngũ Lão - một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường. Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ, Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn huyền não, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên. Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi: – Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không thấy đau sao? Phạm Ngũ Lão kính cần thưa:"Thưa đức ông, thần mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không biết có quân của đức ông qua đây, xin ngài xá tội.”... Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy. Trần Hưng Đạo cảm mến, biết là hiền tài, sai người lấy thuốc đắp vết thương cho ông rồi mời ông về kinh đô. Được khổ luyện ở kinh đô, tài năng của Phạm Ngũ Lão dẫn được bộc lộ. Ông trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Đặc biệt, ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi ông là “viên hổ tướng họ Phạm". Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi. Về sau, ông còn được giao chỉ huy nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nền được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”. - Em ấn tượng với chi tiết chàng ham đọc sách đến mức binh sĩ dâm giáo vào đùi không biết vì nó rất hay và thể hiện tinh thần ham học cao độ của ông.
|