Đề thi học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều - Đề số 4

Đề thi học kì 1 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Tổng hợp lực là

  • A
    thay thế một lực bằng nhiều lực khác.
  • B
    thay thế hai lực bằng hai lực khác có cùng tác dụng.
  • C
    thay một lực tác dụng lên vật bằng hai hay nhiều lực khác đồng thời tác dụng lên vật.
  • D
    thay thế nhiều lực đồng thời tác dụng lên vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt các lực ấy.
Câu 2 :

Gia tốc là đại lượng vecto được xác định bởi công thức:

  • A
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\).
  • B
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\).
  • C
    \(\overrightarrow a  = \frac{v}{t}\).
  • D
    \(\overrightarrow v  = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\).
Câu 3 :

Theo định luật II Niu Tơn thì gia tốc

  • A
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\).
  • B
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)
  • C
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v }}{m}\)
  • D
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
Câu 4 :

Theo định luật III Niu Tơn thì

  • A
    cặp lực và phản lực là hai lực cùng chiều.
  • B
    cặp lực và phản lực là hai lực cân bằng.
  • C
    cặp lực và phản lực khác phương với nhau.
  • D
    cặp lực và phản lực là hai lực trực đối.
Câu 5 :

Vecto vận tốc trung bình được xác định bởi công thức:

  • A
    \(\overrightarrow v  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\)
  • B
    \(\overrightarrow v  = \frac{s}{t}\)
  • C
    v=a.t
  • D
    ­\(d = \frac{v}{s}\)
Câu 6 :

Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng đều là

  • A
    đường thẳng song song với trục Ot.
  • B
    đường thẳng xiên góc, hệ số góc có giá trị bằng vận tốc của vật.
  • C
    đường cong.
  • D
    đường Parabol có hệ số góc tại mỗi điểm là vận tốc của vật tại điểm đó.
Câu 7 :

Độ dịch chuyển là

  • A
    đại lượng vô hướng.
  • B
    quãng đường chuyển động của vật.
  • C
    đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng thay đổi vị trí của vật.
  • D
    đại lượng vô hướng cho biết sự thay đổi vị trí của vật.
Câu 8 :

Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không hoặc không có lực nào tác dụng lên vật thì

  • A
    vật chuyển động nhanh dần.
  • B
    vật chuyển động sẽ dừng lại.
  • C
    vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
  • D
    vật chuyển động chậm dần.
Câu 9 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của hai lực cân bằng:

  • A
    Cùng độ lớn.
  • B
    Cùng chiều.
  • C
    Cùng đặt lên 1 vật.
  • D
    Cùng phương.
Câu 10 :

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có

  • A
    quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không đổi.
  • B
    quỹ đạo là đường cong, vận tốc không đổi.
  • C
    quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc thay đổi đều theo thời gian.
  • D
    quỹ đạo là đường cong, vận tốc thay đổi đều theo thời gian.
Câu 11 :

Ném một vật từ mặt đất xiên góc α so với phương nằm ngang với vận tốc v­0 (không chịu lực cản của không khí). Tầm xa của vật là

  • A
    \(L = \frac{{v_0^2\sin \alpha }}{g}\)
  • B
    \(L = \frac{{{v_0}\sin \alpha }}{g}\)
  • C
    \(L = \frac{{{v_0}\sin \alpha }}{{2g}}\).
  • D
    \(L = \frac{{v_0^2\sin 2\alpha }}{g}\).
Câu 12 :

Chọn kết luận không đúng về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật:

  • A
    Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.
  • B
    Vật lí ảnh hưởng đến một số lĩnh vực: Thông tin liên lạc; Y tế; Công nghiệp; Nông nghiệp; Nghiên cứu khoa học.
  • C
    Vật lí là cơ sở để nghiên cứu về sự phát triển của các hình thái xã hội.
  • D
    Dựa trên nền tảng vật lý các công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão.
Câu 13 :

Trọng lực của một vật khối lượng m tại nơi có gia tốc trọng trường \(\overrightarrow g \) được xác đinh theo công thức:

  • A
    \(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)
  • B
    \(\overrightarrow P  =  - m\overrightarrow g \)
  • C
    \(\overrightarrow P  = 2m\overrightarrow g \)
  • D
    \(\overrightarrow P  = 10m\)
Câu 14 :

Điều nào sau đây nói sai về rơi tự do:

  • A
    Vận tốc của vật rơi tự do được xác định bằng công thức
  • B
    Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
  • C
    Gia tốc rơi tự do kí hiệu là g.
  • D
    Vật rơi tự do có phương chuyển động thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 15 :

Điều nào sau đây nói đúng về nguyên tắc an toàn trong phòng thực hành:

  • A
    Làm thí nghiệm mà không cần đọc trước chỉ dẫn, kí hiệu trên dụng cụ thí nghiệm.
  • B
    Tắt công tắc nguồn điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
  • C
    Nhìn trực tiếp bằng mắt thường vào tia laser.
  • D
    Vào phòng thực hành là tiến hành thí nghiệm ngay.   
Câu 16 :

Sai số của phép đo gồm

  • A
    sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối.
  • B
    sai số hệ thống và sai số trực tiếp.
  • C
    sai số gián tiếp và sai số trực tiếp.
  • D
    sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
Câu 17 :

An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 600m mất 5 phút. Tốc độ trung bình của An trên đoạn đường này là

  • A
    2m/s.
  • B
    1m/s.
  • C
    3m/s.
  • D
    4m/s.
Câu 18 :

Trong chuyển động thẳng không đổi chiều thì

  • A
    quãng đường bằng độ lớn độ dịch chuyển.
  • B
    quãng đường lớn hơn độ dịch chuyển.
  • C
    quãng đường bằng độ dịch chuyển
  • D
    quãng đường lớn hơn độ lớn độ dịch chuyển.
Câu 19 :

Một chiếc xe khách đang chuyển động đều thì đột ngột giảm tốc. Hành khách trên xe sẽ

  • A
    không xê dịch so với xe.
  • B
    nghiêng người sang trái.
  • C
    chúi người về phía trước.
  • D
    nghiêng người sang phải.
Câu 20 :

Khi một vật khối lượng m treo cân bằng trên một sợi dây tại nơi có gia tốc trọng trường \(\overrightarrow g \)thì lực căng của sợi dây có độ lớn là

  • A
    T >mg
  • B
    T=mg
  • C
    T=2mg
  • D
    T <mg
Câu 21 :

Có hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Gọi α là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{F_{\;\;}}} \) = \(\overrightarrow {{F_1}} \)+ \(\overrightarrow {{F_2}} \). Nếu F = F1 - F2 thì

  • A
    0< α< 900
  • B
    α = 900
  • C
    α = 00.
  • D
    α = 1800
Câu 22 :

Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2

  • A
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_1} - {t_2}}}\) .
  • B
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\) .
  • C
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} - {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\) .
  • D
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\) .
Câu 23 :

Một vật đang trượt trên mặt phẳng ngang, nếu giảm diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng xuống 2 lần thì độ lớn của lực ma sát trượt

  • A
    không thay đổi.
  • B
    giảm đi 2 lần.
  • C
    tăng lên  4 lần .  
  • D
    tăng lên 2 lần
Câu 24 :

Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu\(\overrightarrow {{v_0}} \), cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?

  • A
    Vật I chạm đất trước vật II.                           
  • B
    Vật I chạm đất sau vật II.
  • C
    Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật.
  • D
    Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.        
Câu 25 :

Nguyên nhân do sai số ngẫu nhiên trong quá trình đo một đại lượng vật lý, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Mắt người đọc không chuẩn.
  • B
    Dụng cụ đo không chuẩn.                  
  • C
    Thao tác đo không chuẩn.                  
  • D
    Điều kiện làm thí nghiệm không ổn định.
Câu 26 :

Một hành khách ngồi trên ô tô đang đứng yên, nếu ô tô đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ

  • A
    vẫn ngồi như cũ.
  • B
    ngả người về phía sau.
  • C
    chúi người về phía trước.
  • D
    ngả sang người bên cạnh.      
Câu 27 :

Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì

  • A
    a luôn ngược dấu với v.
  • B
    v luôn dương.
  • C
    a luôn âm.
  • D
    a luôn cùng dấu với v.
Câu 28 :

Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực

  • A
    có cùng điểm đặt.
  • B
    cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
  • C
    trực đối
  • D
    cân bằng.
Câu 29 :

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn không bằng nhau khi vật

  • A
    chuyển động thẳng biến đổi  đều từ điểm A đến điểm B.
  • B
    chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B.
  • C
    chuyển động theo đường gấp khúc.
  • D
    rơi tự do
Câu 30 :

Một vật có khối lượng 3 kg được treo vào một sợi dây mảnh, không giãn vào một điểm cố định. Lấy g=10 m/s2. Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn

  • A
    40 N.
  • B
    50N.
  • C
    20 N
  • D
    30 N

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tổng hợp lực là

  • A
    thay thế một lực bằng nhiều lực khác.
  • B
    thay thế hai lực bằng hai lực khác có cùng tác dụng.
  • C
    thay một lực tác dụng lên vật bằng hai hay nhiều lực khác đồng thời tác dụng lên vật.
  • D
    thay thế nhiều lực đồng thời tác dụng lên vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực đồng thời tác dụng lên vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt các lực ấy

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 2 :

Gia tốc là đại lượng vecto được xác định bởi công thức:

  • A
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\).
  • B
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\).
  • C
    \(\overrightarrow a  = \frac{v}{t}\).
  • D
    \(\overrightarrow v  = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gia tốc là đại lượng vecto được xác định bởi công thức \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 3 :

Theo định luật II Niu Tơn thì gia tốc

  • A
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\).
  • B
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)
  • C
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v }}{m}\)
  • D
    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Theo định luật II Niu Tơn thì gia tốc \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 4 :

Theo định luật III Niu Tơn thì

  • A
    cặp lực và phản lực là hai lực cùng chiều.
  • B
    cặp lực và phản lực là hai lực cân bằng.
  • C
    cặp lực và phản lực khác phương với nhau.
  • D
    cặp lực và phản lực là hai lực trực đối.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Theo định luật III Niu Tơn thì cặp lực và phản lực là hai lực trực đối

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 5 :

Vecto vận tốc trung bình được xác định bởi công thức:

  • A
    \(\overrightarrow v  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\)
  • B
    \(\overrightarrow v  = \frac{s}{t}\)
  • C
    v=a.t
  • D
    ­\(d = \frac{v}{s}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vecto vận tốc trung bình được xác định bởi công thức \(\overrightarrow v  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 6 :

Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng đều là

  • A
    đường thẳng song song với trục Ot.
  • B
    đường thẳng xiên góc, hệ số góc có giá trị bằng vận tốc của vật.
  • C
    đường cong.
  • D
    đường Parabol có hệ số góc tại mỗi điểm là vận tốc của vật tại điểm đó.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng xiên góc, hệ số góc có giá trị bằng vận tốc của vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 7 :

Độ dịch chuyển là

  • A
    đại lượng vô hướng.
  • B
    quãng đường chuyển động của vật.
  • C
    đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng thay đổi vị trí của vật.
  • D
    đại lượng vô hướng cho biết sự thay đổi vị trí của vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng thay đổi vị trí của vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 8 :

Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không hoặc không có lực nào tác dụng lên vật thì

  • A
    vật chuyển động nhanh dần.
  • B
    vật chuyển động sẽ dừng lại.
  • C
    vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
  • D
    vật chuyển động chậm dần.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không hoặc không có lực nào tác dụng lên vật thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 9 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của hai lực cân bằng:

  • A
    Cùng độ lớn.
  • B
    Cùng chiều.
  • C
    Cùng đặt lên 1 vật.
  • D
    Cùng phương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cùng chiều không phải của hai lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 10 :

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có

  • A
    quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không đổi.
  • B
    quỹ đạo là đường cong, vận tốc không đổi.
  • C
    quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc thay đổi đều theo thời gian.
  • D
    quỹ đạo là đường cong, vận tốc thay đổi đều theo thời gian.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc thay đổi đều theo thời gian

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 11 :

Ném một vật từ mặt đất xiên góc α so với phương nằm ngang với vận tốc v­0 (không chịu lực cản của không khí). Tầm xa của vật là

  • A
    \(L = \frac{{v_0^2\sin \alpha }}{g}\)
  • B
    \(L = \frac{{{v_0}\sin \alpha }}{g}\)
  • C
    \(L = \frac{{{v_0}\sin \alpha }}{{2g}}\).
  • D
    \(L = \frac{{v_0^2\sin 2\alpha }}{g}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ném một vật từ mặt đất xiên góc α so với phương nằm ngang với vận tốc v­0 (không chịu lực cản của không khí). Tầm xa của vật là \(L = \frac{{v_0^2\sin 2\alpha }}{g}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 12 :

Chọn kết luận không đúng về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật:

  • A
    Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.
  • B
    Vật lí ảnh hưởng đến một số lĩnh vực: Thông tin liên lạc; Y tế; Công nghiệp; Nông nghiệp; Nghiên cứu khoa học.
  • C
    Vật lí là cơ sở để nghiên cứu về sự phát triển của các hình thái xã hội.
  • D
    Dựa trên nền tảng vật lý các công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vật lí là cơ sở để nghiên cứu về sự phát triển của các hình thái xã hội không đúng về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 13 :

Trọng lực của một vật khối lượng m tại nơi có gia tốc trọng trường \(\overrightarrow g \) được xác đinh theo công thức:

  • A
    \(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)
  • B
    \(\overrightarrow P  =  - m\overrightarrow g \)
  • C
    \(\overrightarrow P  = 2m\overrightarrow g \)
  • D
    \(\overrightarrow P  = 10m\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trọng lực của một vật khối lượng m tại nơi có gia tốc trọng trường \(\overrightarrow g \) được xác đinh theo công thức \(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 14 :

Điều nào sau đây nói sai về rơi tự do:

  • A
    Vận tốc của vật rơi tự do được xác định bằng công thức
  • B
    Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
  • C
    Gia tốc rơi tự do kí hiệu là g.
  • D
    Vật rơi tự do có phương chuyển động thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 15 :

Điều nào sau đây nói đúng về nguyên tắc an toàn trong phòng thực hành:

  • A
    Làm thí nghiệm mà không cần đọc trước chỉ dẫn, kí hiệu trên dụng cụ thí nghiệm.
  • B
    Tắt công tắc nguồn điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
  • C
    Nhìn trực tiếp bằng mắt thường vào tia laser.
  • D
    Vào phòng thực hành là tiến hành thí nghiệm ngay.   

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tắt công tắc nguồn điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 16 :

Sai số của phép đo gồm

  • A
    sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối.
  • B
    sai số hệ thống và sai số trực tiếp.
  • C
    sai số gián tiếp và sai số trực tiếp.
  • D
    sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sai số của phép đo gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 17 :

An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 600m mất 5 phút. Tốc độ trung bình của An trên đoạn đường này là

  • A
    2m/s.
  • B
    1m/s.
  • C
    3m/s.
  • D
    4m/s.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 600m mất 5 phút. Tốc độ trung bình của An trên đoạn đường này là: 600 : (5.60) = 2 m/s

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 18 :

Trong chuyển động thẳng không đổi chiều thì

  • A
    quãng đường bằng độ lớn độ dịch chuyển.
  • B
    quãng đường lớn hơn độ dịch chuyển.
  • C
    quãng đường bằng độ dịch chuyển
  • D
    quãng đường lớn hơn độ lớn độ dịch chuyển.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong chuyển động thẳng không đổi chiều thì quãng đường bằng độ lớn độ dịch chuyển

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 19 :

Một chiếc xe khách đang chuyển động đều thì đột ngột giảm tốc. Hành khách trên xe sẽ

  • A
    không xê dịch so với xe.
  • B
    nghiêng người sang trái.
  • C
    chúi người về phía trước.
  • D
    nghiêng người sang phải.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Một chiếc xe khách đang chuyển động đều thì đột ngột giảm tốc. Hành khách trên xe sẽ chúi người về phía trước

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 20 :

Khi một vật khối lượng m treo cân bằng trên một sợi dây tại nơi có gia tốc trọng trường \(\overrightarrow g \)thì lực căng của sợi dây có độ lớn là

  • A
    T >mg
  • B
    T=mg
  • C
    T=2mg
  • D
    T <mg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi một vật khối lượng m treo cân bằng trên một sợi dây tại nơi có gia tốc trọng trường \(\overrightarrow g \)thì lực căng của sợi dây có độ lớn là T=mg

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 21 :

Có hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Gọi α là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{F_{\;\;}}} \) = \(\overrightarrow {{F_1}} \)+ \(\overrightarrow {{F_2}} \). Nếu F = F1 - F2 thì

  • A
    0< α< 900
  • B
    α = 900
  • C
    α = 00.
  • D
    α = 1800

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu F = F1 - F2 thì α = 1800

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 22 :

Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2

  • A
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_1} - {t_2}}}\) .
  • B
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\) .
  • C
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} - {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\) .
  • D
    \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\) .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là \({v_{tb}} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 23 :

Một vật đang trượt trên mặt phẳng ngang, nếu giảm diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng xuống 2 lần thì độ lớn của lực ma sát trượt

  • A
    không thay đổi.
  • B
    giảm đi 2 lần.
  • C
    tăng lên  4 lần .  
  • D
    tăng lên 2 lần

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Một vật đang trượt trên mặt phẳng ngang, nếu giảm diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng xuống 2 lần thì độ lớn của lực ma sát trượt không thay đổi

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 24 :

Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu\(\overrightarrow {{v_0}} \), cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?

  • A
    Vật I chạm đất trước vật II.                           
  • B
    Vật I chạm đất sau vật II.
  • C
    Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật.
  • D
    Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.        

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 25 :

Nguyên nhân do sai số ngẫu nhiên trong quá trình đo một đại lượng vật lý, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Mắt người đọc không chuẩn.
  • B
    Dụng cụ đo không chuẩn.                  
  • C
    Thao tác đo không chuẩn.                  
  • D
    Điều kiện làm thí nghiệm không ổn định.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dụng cụ đo không chuẩn không phải sai số ngẫu nhiên trong quá trình đo một đại lượng vật lý

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 26 :

Một hành khách ngồi trên ô tô đang đứng yên, nếu ô tô đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ

  • A
    vẫn ngồi như cũ.
  • B
    ngả người về phía sau.
  • C
    chúi người về phía trước.
  • D
    ngả sang người bên cạnh.      

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Một hành khách ngồi trên ô tô đang đứng yên, nếu ô tô đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ ngả người về phía sau

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 27 :

Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì

  • A
    a luôn ngược dấu với v.
  • B
    v luôn dương.
  • C
    a luôn âm.
  • D
    a luôn cùng dấu với v.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì a luôn cùng dấu với v

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 28 :

Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực

  • A
    có cùng điểm đặt.
  • B
    cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
  • C
    trực đối
  • D
    cân bằng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực trực đối

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 29 :

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn không bằng nhau khi vật

  • A
    chuyển động thẳng biến đổi  đều từ điểm A đến điểm B.
  • B
    chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B.
  • C
    chuyển động theo đường gấp khúc.
  • D
    rơi tự do

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn không bằng nhau khi vật chuyển động theo đường gấp khúc

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 30 :

Một vật có khối lượng 3 kg được treo vào một sợi dây mảnh, không giãn vào một điểm cố định. Lấy g=10 m/s2. Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn

  • A
    40 N.
  • B
    50N.
  • C
    20 N
  • D
    30 N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn T=mg=3.10=30N

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

close