Đề thi học kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức - Đề số 8Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:Đề bài
I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :
Bậc của đơn thức \(2024x{y^3}{z^4}\) là:
Câu 2 :
Trong các đơn thức sau, đơn thức đồng dạng với đơn thức \(4{x^3}{y^2}\) là:
Câu 3 :
Kết quả khai triển \({\left( {2x - 1} \right)^2}\) là:
Câu 4 :
Kết quả của phép nhân \(\left( {x - 2y} \right)\left( {2x + y} \right)\) là
Câu 5 :
Kết quả rút gọn biểu thức \(2{\left( {x + y} \right)^2} - {\left( {x - y} \right)^2}\) là
Câu 6 :
Cho đa thức P thỏa mãn \(\left( {x - 1} \right)P = {x^3} - 1\). Khi đó đa thức P là
Câu 7 :
Hình nào sau đây là hình vuông?
Câu 8 :
Cho tam giác ABC, đường phân giác AD (D \( \in \) BC). Biết AB = 2cm, AC = 3cm, BD = 1,6cm. Khi đó độ dài CD bằng
Câu 9 :
Cho tam giác ABC, trên hai cạnh AB, AC lấy hai điểm E, F sao cho EF // BC. Biết AE = 6cm, BE = 4cm, CF = 6cm. Khi đó độ dài AF bằng
Câu 10 :
Cho tam giác ABC có chu vi là 22cm. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC. Khi đó chu vi tam giác MNP là
Câu 11 :
Cho biểu đồ biểu diễn kết quả học tập của học sinh khối 8 năm học 2023 – 2024. Số học sinh học lực trung bình ít hơn số học sinh học lực khá là
Câu 12 :
Muốn biểu diễn số ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng, ta nên dùng biểu đồ nào?
II. Tự luận
Lời giải và đáp án
I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :
Bậc của đơn thức \(2024x{y^3}{z^4}\) là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Bậc của đơn thức là tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0. Lời giải chi tiết :
Đơn thức \(2024x{y^3}{z^4}\) có bậc là: 1 + 3 + 4 = 8. Đáp án C
Câu 2 :
Trong các đơn thức sau, đơn thức đồng dạng với đơn thức \(4{x^3}{y^2}\) là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Lời giải chi tiết :
Đơn thức đồng dạng với đơn thức \(4{x^3}{y^2}\) phải có phần biến là \({x^3}{y^2}\) nên ta chọn đáp án A. \( - 5{x^3}{y^2}\). Đáp án A
Câu 3 :
Kết quả khai triển \({\left( {2x - 1} \right)^2}\) là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu: \({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \({\left( {2x - 1} \right)^2} = 4{x^2} - 4x + 1\). Đáp án D
Câu 4 :
Kết quả của phép nhân \(\left( {x - 2y} \right)\left( {2x + y} \right)\) là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức: ta nhân lần lượt các hạng tử của đa thức này với các hạng tử của đa thức kia. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{c}\left( {x - 2y} \right)\left( {2x + y} \right) = 2{x^2} - 4xy + xy - 2{y^2}\\ = 2{x^2} - 3xy - 2{y^2}\end{array}\) Đáp án B
Câu 5 :
Kết quả rút gọn biểu thức \(2{\left( {x + y} \right)^2} - {\left( {x - y} \right)^2}\) là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Áp dụng các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu để rút gọn biểu thức. \({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\); \({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{c}2{\left( {x + y} \right)^2} - {\left( {x - y} \right)^2} = 2\left( {{x^2} + 2xy + {y^2}} \right) - \left( {{x^2} - 2xy + {y^2}} \right)\\ = 2{x^2} + 4xy + 2{y^2} - {x^2} + 2xy - {y^2}\\ = \left( {2{x^2} - {x^2}} \right) + \left( {4xy + 2xy} \right) + \left( {2{y^2} - {y^2}} \right)\\ = {x^2} + 6xy + {y^2}\end{array}\) Đáp án A
Câu 6 :
Cho đa thức P thỏa mãn \(\left( {x - 1} \right)P = {x^3} - 1\). Khi đó đa thức P là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai lập phương \({A^3} - {B^3} = \left( {A - B} \right)\left( {{A^2} + AB + {B^2}} \right)\) để thực hiện phép chia được dễ dàng. Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)P = {x^3} - 1\\\left( {x - 1} \right)P = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)\\P = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right):\left( {x - 1} \right)\\P = {x^2} + x + 1\end{array}\) Đáp án C
Câu 7 :
Hình nào sau đây là hình vuông?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào các dấu hiệu nhận biết hình vuông đã học. Lời giải chi tiết :
Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật nên A sai. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật nên B sai. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật nên C sai. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông nên D đúng. Đáp án D
Câu 8 :
Cho tam giác ABC, đường phân giác AD (D \( \in \) BC). Biết AB = 2cm, AC = 3cm, BD = 1,6cm. Khi đó độ dài CD bằng
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng tính chất đường phân giác trong tam giác: Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy. Lời giải chi tiết :
Ta có AD là tia phân giác của góc A nên \(\frac{{BD}}{{CD}} = \frac{{AB}}{{AC}}\) hay \(\frac{{1,6}}{{CD}} = \frac{2}{3}\). Suy ra \(CD = 1,6:\frac{2}{3} = 1,6.\frac{3}{2} = 2,4\left( {cm} \right)\) Đáp án D
Câu 9 :
Cho tam giác ABC, trên hai cạnh AB, AC lấy hai điểm E, F sao cho EF // BC. Biết AE = 6cm, BE = 4cm, CF = 6cm. Khi đó độ dài AF bằng
Đáp án : B Phương pháp giải :
Áp dụng Định lí Thalès trong tam giác: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ. Lời giải chi tiết :
Vì EF // BC nên \(\frac{{AE}}{{BE}} = \frac{{AF}}{{CF}}\) hay \(\frac{6}{4} = \frac{{AF}}{6}\), suy ra \(AF = 6.\frac{6}{4} = 9\left( {cm} \right)\) Đáp án B
Câu 10 :
Cho tam giác ABC có chu vi là 22cm. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC. Khi đó chu vi tam giác MNP là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó. Chu vi của tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác. Lời giải chi tiết :
Vì M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC nên MN, NP, PM là ba đường trung bình của tam giác ABC, do đó \(MN = \frac{1}{2}BC,NP = \frac{1}{2}AB,PM = \frac{1}{2}AC\). Chu vi tam giác MNP là: \(\begin{array}{c}{C_{\Delta MNP}} = MN + NP + PM\\ = \frac{1}{2}BC + \frac{1}{2}AB + \frac{1}{2}AC\\ = \frac{1}{2}\left( {BC + AB + AC} \right)\\ = \frac{1}{2}{C_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}.22 = 11\left( {cm} \right)\end{array}\) Đáp án C
Câu 11 :
Cho biểu đồ biểu diễn kết quả học tập của học sinh khối 8 năm học 2023 – 2024. Số học sinh học lực trung bình ít hơn số học sinh học lực khá là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xác định số học sinh học lực trung bình và số học sinh học lực khá để thực hiện phép tính. Lời giải chi tiết :
Số học sinh học lực khá là: 124 học sinh. Số học sinh học lực trung bình là: 60 học sinh. Số học sinh học lực trung bình ít hơn số học sinh học lực khá là: 124 – 60 = 64 (học sinh) Đáp án A
Câu 12 :
Muốn biểu diễn số ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng, ta nên dùng biểu đồ nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào mục đích biểu diễn của các loại biểu đồ để lựa chọn biểu đồ thích hợp. Biểu đồ tranh: Tạo sự lôi cuốn, thu hút bằng hình ảnh. Biểu đồ cột: Sử dụng các chiều cao của các hình chữ nhật để biểu diễn số liệu. Thuận tiện trong việc so sánh. Biểu đồ đoạn thẳng: Biểu diễn sự thay đổi số liệu của đối tượng theo thời gian. Biểu đồ cột kép: So sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại. Biểu đồ hình quạt tròn: Biểu thị tỉ lệ phần trăm từng loại số liệu so với toàn thể. Lời giải chi tiết :
Để biểu diễn số ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng, ta nên sử dụng biểu đồ cột. Đáp án D
II. Tự luận
Phương pháp giải :
a) Sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử. b) Sử dụng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng, sau đó sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương để phân tích đa thức thành nhân tử. Lời giải chi tiết :
a) \(5{x^2} + 20x\)\( = 5x\left( {x + 4} \right)\) b) \({x^2} + 4x + 4 - {y^2}\)\( = {\left( {x + 2} \right)^2} - {y^2}\)\( = \left( {x + 2 - y} \right)\left( {x + 2 + y} \right)\) Phương pháp giải :
1. a) Nhân đơn thức với đa thức để rút gọn vế trái. b) Đặt nhân tử chung, đưa về dạng \(A\left( x \right).B\left( x \right) = 0\) thì \(A\left( x \right) = 0\) hoặc \(B\left( x \right) = 0\). 2. a) Đưa P về hằng đẳng thức bình phương của một hiệu sau đó thay \(x = 304\) vào để tính giá trị của P. b) Phân tích Q thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương, sau đó thay \(x = 55\) và \(y = 44\) vào để tính giá trị của Q. Lời giải chi tiết :
1. a) \(x\left( {x + 3} \right) - {x^2} = 45\) \(\begin{array}{l}{x^2} + 3x - {x^2} = 45\\3x = 45\\x = 15\end{array}\) Vậy \(x = 15\). b) \(x\left( {x - 1} \right) + 2x - 2 = 0\) \(\begin{array}{l}x\left( {x - 1} \right) + 2\left( {x - 1} \right) = 0\\\left( {x + 2} \right)\left( {x - 1} \right) = 0\end{array}\) \(x + 2 = 0\) hoặc \(x - 1 = 0\) \(x = - 2\) hoặc \(x = 1\) Vậy \(x = - 2\) hoặc \(x = 1\). 2. a) Ta có: \(P = {x^2} - 8x + 16 = {\left( {x - 4} \right)^2}\) Thay \(x = 304\) vào P, ta được: \(P = {\left( {304 - 4} \right)^2} = {300^2} = 90\,000\) Vậy với \(x = 304\) thì \(P = 90\,000\). b) Ta có: \(Q = {\left( {x + 1} \right)^2} - {y^2} = \left( {x + 1 - y} \right)\left( {x + 1 + y} \right)\) Thay \(x = 55\) và \(y = 44\) vào Q, ta được: \(\begin{array}{l}Q = \left( {55 + 1 - 44} \right)\left( {55 + 1 + 44} \right)\\ = 12.100 = 1200\end{array}\) Vậy với \(x = 55\) và \(y = 44\) thì \(Q = 1200\). Phương pháp giải :
a) Dựa vào mục đích biểu diễn của các loại biểu đồ để lựa chọn biểu đồ thích hợp. Biểu đồ tranh: Tạo sự lôi cuốn, thu hút bằng hình ảnh. Biểu đồ cột: Sử dụng các chiều cao của các hình chữ nhật để biểu diễn số liệu. Thuận tiện trong việc so sánh. Biểu đồ đoạn thẳng: Biểu diễn sự thay đổi số liệu của đối tượng theo thời gian. Biểu đồ cột kép: So sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại. Biểu đồ hình quạt tròn: Biểu thị tỉ lệ phần trăm từng loại số liệu so với toàn thể. b) Doanh thu của cả hai chi nhánh bằng tổng doanh thu của hai chi nhanh trong hai năm. Lời giải chi tiết :
a) Để biểu diễn doanh thu của hai chi nhánh một công ty trong bảng thống kê, ta có thể chọn biểu đồ cột kép để biểu diễn. b) Trong giai đoạn 2022 – 2023, doanh thu của cả hai chi nhánh là: \(6 + 10 + 8 + 12 = 36\) (tỉ đồng). Phương pháp giải :
a) Chứng minh tứ giác AEHF có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật. b) Chứng minh BD // AC suy ra \(\widehat {CBD} = \widehat {BCF}\). Chứng minh \(\Delta FMC = \Delta DMB\) (g.c.g) suy ra MF = MD. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. c) Áp dụng định lí Thalès với HE // AC, HF // AB để suy ra các tỉ lệ bằng nhau. Biến đổi để được điều phải chứng minh. Lời giải chi tiết :
a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat A = 90^\circ \) Vì E và F lần lượt là hình chiếu vuông góc của H trên AB, AC nên \(HE \bot AB,HF \bot AC\), suy ra \(\widehat {AEH} = \widehat {HFA} = 90^\circ \). Xét tứ giác AEHF có \(\widehat A = \widehat {AEH} = \widehat {HFA} = 90^\circ \) nên AEHF là hình chữ nhật. b) Do tam giác ABC vuông ở A nên \(AB \bot AC\). Mà \(BD \bot AB\) nên \(AC//BD\), do đó \(\widehat {FCB} = \widehat {CBD}\) (hai góc so le trong) Xét \(\Delta FMC\) và \(\Delta DMB\) có: \(\widehat {FCB} = \widehat {CBD}\) (cmt) CM = BM (vì M là trung điểm của BC) \(\widehat {FMC} = \widehat {DMB}\) (hai góc so le trong) Suy ra \(\Delta FMC = \Delta DMB\left( {g.c.g} \right)\), do đó MF = MD (hai cạnh tương ứng). Tứ giác BDCF có hai đường chéo BC và DF cắt nhau tại M và BM = MC, MF = MD nên BDCF là hình bình hành. c) Vì AEHF là hình chữ nhật nên HE // AF, HF // AE nên HE // AC, HF // AB. Áp dụng định lí Thalès trong tam giác, ta có: \(\frac{{BE}}{{AB}} = \frac{{BH}}{{BC}}\); \(\frac{{CF}}{{AC}} = \frac{{CH}}{{BC}}\). Do đó \(\frac{{BE}}{{AB}} + \frac{{CF}}{{AC}} = \frac{{BH}}{{BC}} + \frac{{CH}}{{BC}} = \frac{{BC}}{{BC}} = 1\) Suy ra \(\frac{{BE.AC}}{{AB.AC}} + \frac{{CF.AB}}{{AB.AC}} = \frac{{AB.AC}}{{AB.AC}}\), do đó \(BE.AC + CF.AB = AB.AC\). Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Thales để tính khoảng cách BA. Biết BD = 3m, DC = 25m, BN = 6m. Lời giải chi tiết :
Vì hai lề đường song song với nhau nên DN // AC. Áp dụng định lí Thalès trong tam giác, ta có: \(\frac{{BD}}{{DC}} = \frac{{BN}}{{AN}}\) hay \(\frac{3}{{25}} = \frac{6}{{AN}}\), suy ra \(AN = 6:\frac{3}{{25}} = 50\left( m \right)\). Do đó \(BA = BN + AN = 6 + 50 = 56\left( m \right)\) Vậy khoảng cách BA giữa An và trạm xe buýt là 56m.
|