Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 10

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành:

Đề bài

Câu 1 :

Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành:

  • A

    Muối + khí hydrogen 

  • B

    Muối và khí oxygen

  • C

    Base và khí hydrogen

  • D

    Base và khí oxygen

Câu 2 :

Trong giấm ăn có chứa acid nào sau đây?

  • A

    CH3COOH

  • B

    H2SO4

  • C

    HNO3

  • D

    HCl

Câu 3 :

Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

  • A

    Fe2O3

  • B

    CaO

  • C

    ZnO

  • D

    SO3

Câu 4 :

Oxide nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa acid?

  • A

    CO2

  • B

    SO2

  • C

    NO

  • D

    Al2O3

Câu 5 :

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO màu đen, thêm khoảng 3 ml dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm và quan sát. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    Xuất hiện kết tủa trắng          

  • B

    Thu được dung dịch màu xanh lam.

  • C

    Sủi bọt khí

  • D

    Xuất hiện kết tủa xanh.

Câu 6 :

Dung địch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A

    Potassium hydroxide 

  • B

    Acetic acid                       

  • C

    Nước

  • D

    Sodium chloride.

Câu 7 :

Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường

  • A

    Acid

  • B

    Base

  • C

    Muối

  • D

    Trung tính

Câu 8 :

Để nhận biết 2 chất rắn Al2O3 và Fe2O3 ta dùng

  • A

    NaOH

  • B

    HNO3

  • C

    HCl

  • D

    Qùy tím ẩm

Câu 9 :

Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    18,645g

  • B

    17,645g

  • C

    16,475g

  • D

    17,475g

Câu 10 :

Sục 0, 37185 lít khí SO2 (đkc) vào 100ml dung dịch NaOH 0,2M thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    1,89g

  • B

    2,52g

  • C

    1,67g

  • D

    1,56g

Câu 11 :

Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần phân bón. Một loại phân kali có chứa 85% KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali). Độ dinh dưỡng của loại phân bón này

  • A

    53,6%

  • B

    55,6%

  • C

    57,8%

  • D

    48,3%

Câu 12 :

Tên gọi của muối NaHSO4

  • A

    sodium sulfate

  • B

    sodium hydrosulfate

  • C

    sodium phosphate      

  • D

    sodium chloride.

Câu 13 :

Trong các chất sau: NaCl, HNO3, CaCO3, Ba(OH)2, KHCO3, ZnS. Số chất thuộc hợp chất muối là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    1

Câu 14 :

Cho 50g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đkc là

  • A

    12,395 lít

  • B

    18,228 lít

  • C

    24,79 lít

  • D

    6,1975 lít

Câu 15 :

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A

    \(p = \frac{F}{S}\)

  • B

    p = F.S

  • C

    \(p = \frac{S}{F}\)

  • D

    p = d.V

Câu 16 :

Trong các các ví dụ sau đây chuyển động nào không là chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định?

  • A

    Bánh xe đạp khi di chuyển.

  • B

    Vô lăn khi lái xe ô tô.

  • C

    Viên bi lăn đường.

  • D

    Bánh đà khi động cơ hoạt động.

Câu 17 :

Đâu là các bệnh về mắt?

  • A

    Cận thị, viễn thị, loạn thị.

  • B

    Cận thị, viêm giác mạc, loạn thị 

  • C

    Cận thị, viêm giác mạc, viễn thị.

  • D

    Viêm giác mạc, đau mắt đỏ, lẹo mắt.

Câu 18 :

Khi thả một vật trong nước, vật sẽ nổi lên khi:

  • A

    khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

  • B

    khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của nước.

  • C

    khối lượng riêng của vật bằng hơn khối lượng riêng của nước.

  • D

    khối lượng riêng của vật lớn hơn hoặc bằng khối lượng riêng của nước.

Câu 19 :

Cho biết 13,5 kg  nhôm  có thể tích 5 dm3. Vậy khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu ?

  • A

    2600 kg/m3.

  • B

    2600 kg/dm3.

  • C

    2700 kg/dm3.

  • D

    2700 kg/m3.

Câu 20 :

Vị trí tác dụng lực nào trong hình vẽ có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó dễ dàng nhất?

  • A

    A vì càng gần trục quay thì mô men lực càng lớn.

  • B

    B vì vị trí không quá xa so với trục quay thì mô men lực lớn nhất.

  • C

    C vì xa trục quay nhất nên mô men lực là lớn nhất.

  • D

    Không có vị trí nào vì 3 giá lực tác dụng tại 3 vị trí đều song song vói trục quay.

Câu 21 :

Đơn vị của áp suất có thể được tính bằng

  • A

    mmHg/m2.

  • B

    Pa/m2.

  • C

    m2/Hg.

  • D

    mmHg.

Câu 22 :

Ở thể lỏng áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ

  • A

    0 °C.

  • B

    100 °C. 

  • C

    20 °C. 

  • D

    4 °C.

Câu 23 :

Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần xác định những đại lượng nào? 

  • A

    Khối lượng, khối lượng riêng. 

  • B

    Khối lượng, thể tích. 

  • C

    Thế tích, trọng lượng riêng. 

  • D

    Khối lượng, thể tích, khối lượng riêng.

Câu 24 :

Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm giảm áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang? 

  • A

    Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. 

  • B

    Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. 

  • C

    Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép. 

  • D

    Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

Câu 25 :

Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày 

  • A

    vài mét. 

  • B

    hàng ngàn kilômét. 

  • C

    hàng trăm kilômét. 

  • D

    vài chục mét.

Câu 26 :

Khi vật đang nổi lên trên chất lỏng thì lực đẩy Archimedes có cường độ 

  • A

    lớn hơn trọng lượng của vật. 

  • B

    bằng trọng lượng của vật. 

  • C

    nhỏ hơn trọng lượng của vật. 

  • D

    nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.

Câu 27 :

Moment lực đặc trưng cho 

  • A

    tác dụng kéo của lực. 

  • B

    tác dụng nén của lực. 

  • C

    tác dụng làm quay của lực. 

  • D

    tác dụng đẩy của lực.

Câu 28 :

Các thành phần của đòn bẩy trong hình là 

  • A

    thanh cứng AB. 

  • B

    thanh cứng AB và điểm tựa A. 

  • C

    thanh cứng AB và điểm tựa O. 

  • D

    thanh cứng AB và điểm tựa B.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành:

  • A

    Muối + khí hydrogen 

  • B

    Muối và khí oxygen

  • C

    Base và khí hydrogen

  • D

    Base và khí oxygen

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của acid.

Lời giải chi tiết :

Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và khí hydrogen.

Đáp án A

Câu 2 :

Trong giấm ăn có chứa acid nào sau đây?

  • A

    CH3COOH

  • B

    H2SO4

  • C

    HNO3

  • D

    HCl

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của giấm ăn

Lời giải chi tiết :

Trong giấm ăn có chứa acetic acid: CH3COOH.

Đáp án A

Câu 3 :

Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

  • A

    Fe2O3

  • B

    CaO

  • C

    ZnO

  • D

    SO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại oxide.

Lời giải chi tiết :

Oxide lưỡng tính là ZnO, Al2O3, PbO,…

Đáp án C

Câu 4 :

Oxide nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa acid?

  • A

    CO2

  • B

    SO2

  • C

    NO

  • D

    Al2O3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxide.

Lời giải chi tiết :

SO2 là oxide acid nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mưa acid.

Đáp án B

Câu 5 :

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO màu đen, thêm khoảng 3 ml dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm và quan sát. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    Xuất hiện kết tủa trắng          

  • B

    Thu được dung dịch màu xanh lam.

  • C

    Sủi bọt khí

  • D

    Xuất hiện kết tủa xanh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào màu sắc, tính tan của muối.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: CuO tan dần, thu được dung dịch CuSO4 có màu xanh lam

Đáp án B

Câu 6 :

Dung địch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A

    Potassium hydroxide 

  • B

    Acetic acid                       

  • C

    Nước

  • D

    Sodium chloride.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH.

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch kiềm làm đổi màu quỳ tím thành xanh như potassium hydroxide.

Đáp án A

Câu 7 :

Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường

  • A

    Acid

  • B

    Base

  • C

    Muối

  • D

    Trung tính

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thang pH.

Lời giải chi tiết :

pH < 7 thì dung dịch có môi trường acid.

Đáp án A

Câu 8 :

Để nhận biết 2 chất rắn Al2O3 và Fe2O3 ta dùng

  • A

    NaOH

  • B

    HNO3

  • C

    HCl

  • D

    Qùy tím ẩm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxide.

Lời giải chi tiết :

Al2O3 là oxide lưỡng tính, Fe2O3 là oxide base nên có thể dùng NaOH để nhận biết Al2O3 vì Al2O3 tan trong dung dịch NaOH.

Đáp án A

Câu 9 :

Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    18,645g

  • B

    17,645g

  • C

    16,475g

  • D

    17,475g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của base.

Lời giải chi tiết :

n Ba(OH)2 = 0,2.0,4 = 0,08 mol

n H2SO4 = 0,25.0,3 = 0,075 mol

PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Theo phản ứng: n Ba(OH)2 > n H2SO4 → Ba(OH)2 dư, H2SO4 hết.

n BaSO4 = n H2SO4 = 0,075 mol

m BaSO4 = 0,075.233 = 17,475g

Đáp án D

Câu 10 :

Sục 0, 37185 lít khí SO2 (đkc) vào 100ml dung dịch NaOH 0,2M thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    1,89g

  • B

    2,52g

  • C

    1,67g

  • D

    1,56g

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxide.

Lời giải chi tiết :

n SO2 = 0,37185 : 24,79 = 0,015 mol

n NaOH = 0,1.0,2 = 0,02 mol

Ta có: → Thu được 2 muối.

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

a  →     2a                    a

SO2 + NaOH → NaHSO3

b →       b                   b

Ta có phương trình: a + b = 0,015 mol và 2a + b = 0,02 mol

Giải phương trình thu được: a = 0,005 và b = 0,01 mol

m muối = m Na2SO3 + m NaHSO3 = 0,005.126 + 0,01.104 = 1,67g

Đáp án C

Câu 11 :

Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần phân bón. Một loại phân kali có chứa 85% KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali). Độ dinh dưỡng của loại phân bón này

  • A

    53,6%

  • B

    55,6%

  • C

    57,8%

  • D

    48,3%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cách tính độ dinh dưỡng của phân kali.

Lời giải chi tiết :

Giả sử có 100 gam phân kali trên → khối lượng KCl có trong phân là: 100.85% = 85g

n KCl = 85 : 74,5 = 1,141 mol

Bảo toàn nguyên tố K có: n K2O = \(\frac{1}{2}{n_{KCl}}\)

%K2O = \(\frac{{{m_{K2{\rm{O}}}}}}{{{m_{phan}}}}.100 = \frac{{1,141.\frac{1}{2}.94}}{{100}} = 53,6\% \)

Đáp án A

Câu 12 :

Tên gọi của muối NaHSO4

  • A

    sodium sulfate

  • B

    sodium hydrosulfate

  • C

    sodium phosphate      

  • D

    sodium chloride.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của muối.

Lời giải chi tiết :

NaHSO4 được tạo thành từ ion Na+ (sodium) và gốc HSO4- (hydrosulfate) vậy tên gọi của muối là sodium hydrosulfate.

Câu 13 :

Trong các chất sau: NaCl, HNO3, CaCO3, Ba(OH)2, KHCO3, ZnS. Số chất thuộc hợp chất muối là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của muối.

Lời giải chi tiết :

NaCl, CaCO3, KHCO3, ZnS là các hợp chất muối.

Đáp án A

Câu 14 :

Cho 50g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đkc là

  • A

    12,395 lít

  • B

    18,228 lít

  • C

    24,79 lít

  • D

    6,1975 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng giữa muối và acid.

Lời giải chi tiết :

n CaCO3 = 50 : 100 = 0,5 mol

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

   0,5 →                                       0,5

V CO2 = 0,5.24,79 = 12,395 lít

Đáp án A

Câu 15 :

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A

    \(p = \frac{F}{S}\)

  • B

    p = F.S

  • C

    \(p = \frac{S}{F}\)

  • D

    p = d.V

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho lực tác dụng vuông góc lên một đơn vị diện tích. Nói cách khác, áp suất là độ lớn của lực ép vuông góc lên một diện tích bề mặt.

Lời giải chi tiết :

Áp suất p được tính bằng công thức: \(p = \frac{F}{S}\)

Đáp án: A

Câu 16 :

Trong các các ví dụ sau đây chuyển động nào không là chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định?

  • A

    Bánh xe đạp khi di chuyển.

  • B

    Vô lăn khi lái xe ô tô.

  • C

    Viên bi lăn đường.

  • D

    Bánh đà khi động cơ hoạt động.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chuyển động quay của vật rắn quanh trục cố định là chuyển động khi mọi điểm trên vật chuyển động theo quỹ đạo tròn có tâm nằm trên trục quay.

Lời giải chi tiết :

A. Bánh xe đạp khi di chuyển: Bánh xe đạp vừa quay vừa tiến tới, không hoàn toàn quay quanh trục cố định.

B. Vô lăng khi lái xe ô tô: Quay quanh trục cố định.

C. Viên bi lăn trên đường: Không quay quanh trục cố định mà lăn tự do.

D. Bánh đà khi động cơ hoạt động: Quay quanh trục cố định.

Đáp án: C

Câu 17 :

Đâu là các bệnh về mắt?

  • A

    Cận thị, viễn thị, loạn thị.

  • B

    Cận thị, viêm giác mạc, loạn thị 

  • C

    Cận thị, viêm giác mạc, viễn thị.

  • D

    Viêm giác mạc, đau mắt đỏ, lẹo mắt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bệnh về mắt liên quan đến khả năng nhìn và các vấn đề cấu tạo, chức năng của mắt.

Lời giải chi tiết :

A. Cận thị, viễn thị, loạn thị: Đúng, đây là các bệnh phổ biến liên quan đến khả năng điều tiết của mắt.

Các đáp án khác không liệt kê đúng nhóm bệnh về khả năng nhìn.

Đáp án: A

Câu 18 :

Khi thả một vật trong nước, vật sẽ nổi lên khi:

  • A

    khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

  • B

    khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của nước.

  • C

    khối lượng riêng của vật bằng hơn khối lượng riêng của nước.

  • D

    khối lượng riêng của vật lớn hơn hoặc bằng khối lượng riêng của nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vật nổi khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật, hay khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng.

Lời giải chi tiết :

Khi thả một vật trong nước, vật sẽ nổi lên khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của nước

Đáp án: A

Câu 19 :

Cho biết 13,5 kg  nhôm  có thể tích 5 dm3. Vậy khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu ?

  • A

    2600 kg/m3.

  • B

    2600 kg/dm3.

  • C

    2700 kg/dm3.

  • D

    2700 kg/m3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khối lượng riêng được tính bằng công thức: \(d = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng riêng của nhôm bằng \(d = \frac{m}{V} \Rightarrow d = \frac{{13,5}}{{0,005}} = 2700\,{\rm{kg/}}{{\rm{m}}^3}\)

Đáp án: D

Câu 20 :

Vị trí tác dụng lực nào trong hình vẽ có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó dễ dàng nhất?

  • A

    A vì càng gần trục quay thì mô men lực càng lớn.

  • B

    B vì vị trí không quá xa so với trục quay thì mô men lực lớn nhất.

  • C

    C vì xa trục quay nhất nên mô men lực là lớn nhất.

  • D

    Không có vị trí nào vì 3 giá lực tác dụng tại 3 vị trí đều song song vói trục quay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mô men lực được tính bằng: M = F.d

Lời giải chi tiết :

Tại vị trí C (xa trục quay nhất), d lớn nhất, nên mô men lực lớn nhất.

Đáp án: C

Câu 21 :

Đơn vị của áp suất có thể được tính bằng

  • A

    mmHg/m2.

  • B

    Pa/m2.

  • C

    m2/Hg.

  • D

    mmHg.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất có đơn vị chuẩn là Pascal (Pa). 1 Pa = 1 N/m². Ngoài ra, mmHg là đơn vị đo áp suất khí quyển.

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của áp suất có thể được tính bằng mmHg

Đáp án: D

Câu 22 :

Ở thể lỏng áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ

  • A

    0 °C.

  • B

    100 °C. 

  • C

    20 °C. 

  • D

    4 °C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về khối lượng riêng của nước

Lời giải chi tiết :

Khối lượng riêng của nước lớn nhất ở 4°C.

Đáp án: D

Câu 23 :

Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần xác định những đại lượng nào? 

  • A

    Khối lượng, khối lượng riêng. 

  • B

    Khối lượng, thể tích. 

  • C

    Thế tích, trọng lượng riêng. 

  • D

    Khối lượng, thể tích, khối lượng riêng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khối lượng riêng được tính bằng công thức: \(d = \frac{m}{V}\)

Lời giải chi tiết :

Cần xác định khối lượng (m) và thể tích (V).

Đáp án: B

Câu 24 :

Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm giảm áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang? 

  • A

    Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. 

  • B

    Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. 

  • C

    Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép. 

  • D

    Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất được tính: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép có thể làm giảm áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang

Đáp án: D

Câu 25 :

Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày 

  • A

    vài mét. 

  • B

    hàng ngàn kilômét. 

  • C

    hàng trăm kilômét. 

  • D

    vài chục mét.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về khí quyển Trái Đất

Lời giải chi tiết :

Lớp khí quyển dày hàng ngàn kilomet.

Đáp án: B

Câu 26 :

Khi vật đang nổi lên trên chất lỏng thì lực đẩy Archimedes có cường độ 

  • A

    lớn hơn trọng lượng của vật. 

  • B

    bằng trọng lượng của vật. 

  • C

    nhỏ hơn trọng lượng của vật. 

  • D

    nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi vật nổi, lực đẩy Archimedes cân bằng với trọng lượng của vật.

Lời giải chi tiết :

Khi vật đang nổi lên trên chất lỏng thì lực đẩy Archimedes có cường độ bằng trọng lượng của vật

Đáp án: B

Câu 27 :

Moment lực đặc trưng cho 

  • A

    tác dụng kéo của lực. 

  • B

    tác dụng nén của lực. 

  • C

    tác dụng làm quay của lực. 

  • D

    tác dụng đẩy của lực.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết mô men lực

Lời giải chi tiết :

Mô men lực đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

Đáp án: C

Câu 28 :

Các thành phần của đòn bẩy trong hình là 

  • A

    thanh cứng AB. 

  • B

    thanh cứng AB và điểm tựa A. 

  • C

    thanh cứng AB và điểm tựa O. 

  • D

    thanh cứng AB và điểm tựa B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đòn bẩy bao gồm: thanh cứng và điểm tựa.

Lời giải chi tiết :

Các thành phần của đòn bẩy trong hình là thanh cứng AB và điểm tựa O

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxide.

Lời giải chi tiết :

a) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (1)

b) n CuO = 12 : 80 = 0,15 mol

m H2SO4 = 98.20% = 19,6gam

n H2SO4 = 19,6 : 98 = 0,2 mol

Từ (1) ta thấy: n CuO < n H2SO4 → CuO hết, H2SO4

n H2SO4 phản ứng = n CuO = 0,15 mol

m H2SO4 phản ứng = 0,15.98= 14,7g

c) n CuSO4 = n CuO = 0,15 mol

m CuSO4 = 0,15.160 = 24g

Phương pháp giải :

a) Áp suất nước tăng khi độ sâu tăng, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể.

b) Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết :

a) Áp suất nước tăng khi càng lặn sâu, gây chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Con người không thể lặn sâu do giới hạn về khả năng chịu áp suất.

b) Tăng áp suất: Dùng dao sắc để cắt đồ vật (diện tích tiếp xúc nhỏ).

Giảm áp suất: Đi giày có đế rộng để không bị lún trên cát.

close