Đề số 6 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 11

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (18 câu – 6 điểm)

Câu 1: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì

A. Dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. 

B. Dễ nhân giống, sớm cho thu hoạch, cho các cây giống đa dạng về di truyền.   

C. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm cho thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. 

D. Để tránh sâu bệnh gây hại.

Câu 2: Tự thụ phấn là

A. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác. 

B. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.    

C. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.

D. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy cây khác loài.

Câu 3: Ở một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình hình thành túi phôi ở một loài thực vật có hoa, đã có bao nhiêu NST đã tiêu biến cùng thể cực

A. 36.                                     B. 24.

C. 48.                                     D. 54.

Câu 4: Sinh trưởng là quá trình

1. lớn lên của cơ thể.

2. gia tăng kích thước cơ thể.

3. Tăng khối lượng cơ thể.

4.Tăng sự phân chia tế bào

5.Tế bào lớn lên và to ra.

6. Phân hóa tế bào tạo mô và cơ quan khác nhau.

Tổ hợp đúng là

A. 1, 2, 3, 4, 6.

B. 1, 2, 4, 5, 6.

C. 1, 2, 3, 4, 5.

D. 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 5: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là

A. Cá chép; Gà; Thỏ; Khỉ.

B. Cánh cam; Bọ rùa; Bướm; Ruồi.

C. Bọ ngựa; Cào cào; Ve sầu.

D. Châu chấu; Ếch; Muỗi.

Câu 6: Dưới đây là những nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển ở động vật

1. Thức ăn là yếu tố ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật

2. Mỗi loài động vật sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp

3. Tia tử ngoại chứa tiền vitamin D nên có tác dụng chữa còi xương

4. Thiếu iốt trong thức ăn và nước dẫn tới thiếu tirôxin

5. Mẹ nghiện rượu và ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường

Có bao nhiêu nhận định đúng

A. 1.                                       B. 3.

C. 5.                                        D. 2.

Câu 7: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, Dương xỉ.

B. Quyết, hạt kín.

C. Rêu, hạt trần.

D. Quyết, hạt trần.

Câu 8: Biến thái là

A. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 9: Ở thực vật hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của

A. mô phân sinh lóng

B. mô phân sinh cành.

C. mô phân sinh bên.

D. mô phân sinh đỉnh.

Câu 10: Hiện tượng không thuộc biến thái là

A. rắn lột bỏ da.                                         

B. châu chấu trưởng thành có cánh, còn châu chấu non có mầm cánh.

C. nòng nọc có đuôi còn ếch thì không.    

D. bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chi tiết.

Câu 11: Mô phân sinh là

A. nhóm các tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. 

B. nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

C. nhóm các tế bào đã qua giảm phân, duy trì được khả năng nguyên phân.

D. nhóm các tế bào chưa phân hóa, không còn khả năng nguyên phân.

Câu 12: Hoocmôn thực vật là

A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.

B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.

C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.

D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.

Câu 13: Có các nhận định sau khi nói về sinh trưởng của thực vật

1. Sinh trưởng sơ cấp là do hoạt động phân bào của mô phân sinh bên tạo ra

2. Sinh trưởng sơ cấp có cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

3. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm, đều tham gia vào sự sinh trưởng thứ cấp

4. Sinh trưởng sơ cấp là sự tăng chiều dài của cơ thể(thân và rễ) do hoạt động phân bào của các mô phân sinh đỉnh

5. Đa số cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp.

Có bao nhiêu ý đúng

A. 1.                                        B. 2.

C. 3.                                        D. 5.

Câu 14: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản

A. tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. tạo ra cây con mang những tính trạng khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

D. tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 15: Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn của người dễ bị bệnh nào

A. Suy tim.                         B. Mù lòa.

C. Còi xương.                    D. Tiểu đường.

Câu 16: Kết luận không đúng về chức năng của auxin là

A. thúc đẩy sự phát triển của quả.

B. thúc đẩy sự ra hoa.

C. kích thích vận động hướng sáng, hướng đất.

D. kích thích hình thành và kéo dài rễ

Câu 17: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là

A. tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).

B. hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.  

C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.  

D. cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kỳ đầu của cá thể mới.

Câu 18: Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc quan trọng nhất là

A. nồng độ sử dụng tối thích.

B. thoả mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu.

C. tính đối kháng hỗ trợ giữa các phitôcrôm.

D. các điều kiện sinh thái liên quan đến cây trồng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1

Quang chu kì là gì? Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao?

Câu 2

a. Trình bày các hoocmôn sinh trưởng, phát triển của động vật có xương sống theo bảng sau:

Tên hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác dụng sinh lý

 

 

 

b.Ở tuổi dậy thì của nam và nữ có những đặc điểm gì và do tác động của những hoocmôn nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

C

C

A

C

C

B

7

8

9

10

11

12

A

A

D

A

B

D

13 14 15 16 17 18

B

D

B

B

D

A

Câu 1:

Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm cho thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Chọn C

Câu 2:

Tự thụ phấn là sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây

Chọn C

Câu 3:

Một tế bào mẹ giảm phân cho 3 thể cực bị tiêu biến, số NST bị tiêu biến là 3×n=36

Chọn A

Câu 4:

Sinh trưởng là quá trình

1. lớn lên của cơ thể

2. gia tăng kích thước cơ thể.

3. Tăng khối lượng cơ thể. 

4.Tăng sự phân chia tế bào

5.Tế bào lớn lên và to ra.  

Chọn C

Câu 5:

Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là Bọ ngựa; Cào cào; Ve sầu. Chúng phải trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành

Chọn C

Câu 6:

Những nhận định đúng là 2,4,5

Ý (1) sai, thức ăn ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng và phát triển

(3) sai, tia tử ngoại có tác dụng chuyển tiền vitamin D thành vitamin D

Chọn B

Câu 7:

Sinh sản bằng bào tử có ở  rêu và dương xỉ

Chọn A

Câu 8:

Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Chọn A

Câu 9:

Ở thực vật hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của MPS đỉnh

Chọn D

Câu 10:

Hiện tượng rắn lột da không phải là biến thái, rắn là động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái

Chọn A

Câu 11:

Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân

Chọn B

Câu 12:

Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây

Chọn D

Câu 13:

Các phát biểu đúng là: 2,4

1 sai: sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của MPS bên

3 sai, MPS lóng có ở cây Một lá mầm

5 sai, cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp

Chọn B

Câu 14:

Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Chọn D

Câu 15:

Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn của người dễ bị bệnh nào mù loà, quáng gà,...

Chọn B

Câu 16:

Auxin không có tác dụng thúc đẩy sự ra hoa

Chọn B

Câu 17:

Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín có ý nghĩa cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kỳ đầu của cá thể mới.

Chọn D

Câu 18:

Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc quan trọng nhất là nồng độ sử dụng tối thích, vì chất điều hoà sinh trưởng chỉ có tác dụng ở nồng độ thích hợp, nếu quá cao hay quá thấp sẽ gây ức chế hoặc không có tác dụng

VD: 2,4D là hormone thuộc nhóm auxin, ở nồng độ thích hợp có tác dụng tạo quả không hạt, ở nồng độ cao có tác dụng diệt cỏ hai lá mầm

Chọn A

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1

- Quang chu kỳ là tương quan độ dài ngày và đêm

Thí nghiệm đó là quang gián đoạn

Cây đó là cây ngày ngắn, chỉ ra hoa trong điều kiện đêm dài, nếu dùng ánh sáng ngắt quãng đêm dài thì cây sẽ không ra hoa

Câu 2

a.

Tên hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác dụng sinh lý

1. Sinh trưởng

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin

- Kích thích phát triển xương.

2. Tirôxin

Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.

3. Testosterôn

Tinh hoàn

Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.

4. Ơstrôgen

Buồng trứng

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

b.

Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, loại hoocmôn sinh dục: Testosteron(Nam) và Ơstrogen(Nữ) được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí: Cơ thể sẽ phát triển mạnh, tăng trọng nhanh và hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp.

– Đối với trẻ nam: Vỡ giọng, mọc lông và râu, phát triển cơ bắp,cơ quan sinh dục phát triển và sản xuất tinh trùng….

– Đối với trẻ nữ: ngực phát triển, buồng trứng sản xuất trứng, xuất hiện kinh nguyệt…

Nguồn: sưu tầm 

HocTot.Nam.Name.Vn

Tải về

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close