Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Sinh học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Sinh học 11

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Thay các từ ngữ sau đây cho các số trong đoạn thông tin sau:

Chùy xináp, Ca2+ , màng trước, axêtincôlin, điện thế hoạt động

Xung thần kinh đến làm …(1) đi vào …(2)… → …(3) vào làm bóng chứa …(4)… gắn vào …(5)… và vỡ ra, giải phóng …(6)… vào khe xináp→ …(7)… gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện …(8)… lan truyền đi tiếp

Câu 2. Chú thích nào cho hình bên là đúng?

 

A. 1 – chùy xináp, 2 – khe xináp, 3 – màng trước xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

B. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – màng sau , 4 – khe xináp, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

C. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – khe xináp, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

D. 1 – màng trước xináp, 2 – chùy xináp, 3 – khe xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

Câu 3. Sự lan truyền xung thân fkinh trên sợi có bao miêlin “ngảy cóc” vì

A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh

Câu 4. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

A. chậm và tốn ít năng lượng

B. chậm và tốn nhiều năng lượng

C. nhanh và tốn ít năng lượng

D. nhanh và tốn nhiều năng lượng

Câu 5. Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin

(1) tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”

(2) theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh

(3) tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin

(4) có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie

(5) không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục

Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin ?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (2), (3) và (5)

C. (1), (2), (4) và (5)

Câu 6. Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển Ktừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Kở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Natừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Naở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

A. 2       B. 3       C. 4       D. 5

Câu 7. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển

A. Natừ ngoài tế bào vào trong tế bào

B. Natừ trong tế bào ra ngoài tế bào

C. Ktừ trong tế bào ra ngoài tế bào

D. Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào

Câu 8. Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng       

B. hạch thân, hạch lưng

C. hạch bụng, hạch lưng       

D. hạch ngực, hạch bụng

Câu 9. Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh

A. đầu         B. lưng 

C. bụng       D. ngực

Câu 10. Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên

C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới

D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

Câu 11. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền

D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 12. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. học được        

B. bẩm sinh

C. hỗn hợp        

D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 13. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên

B. kích thích của môi trường kéo dài

C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần

D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 14. Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

(3) Ve kêu vào mùa hè

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. (2) và (5)        B. (3) và (5)

C. (3) và (4)        D. (4) và (5)

Câu 15: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?

A. Diễn ra ngang bằng.

B. Diễn ra chậm hơn một chút.

C. Diễn ra chậm hơn nhiều.

D. Diễn ra nhanh hơn.

B. TỰ LUẬN

Câu1 (3 điểm): Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?

Câu 2 (2 điểm) : Trình bày vai trò của bơm Na - K?

Lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

1.Ca2+  

2.chùy xinap

3.Ca2+

4.axetincolin

5.màng trước

6.axetincolin

7.axetincolin

8. điện thế hoạt động      

C

C

C

B

6

7

8

9

10

C D D A D
11 12 13 14 15
A B A B D

B. TỰ LUẬN

Câu 1:

-  Về cơ quan cảm ứng : từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ớ động vật có hệ thần kinh, từ thần kinh dạng lưới đến thần kinh dạng chuỗi hạch và cuối cùng là thần kinh dạng ống.(1 điểm)

- Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích) : từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận, dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).(1 điểm)

- Ớ các động vật có hệ thần kinh : từ từng phản xạ đơn đến chuỗi phản xạ, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiộn môi trường. (1 điểm)

Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.

Câu 2:

- Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. (0.25 điểm)

Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉẵ Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp. (0.75 điểm)

- Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện. ( 0.5 điểm)

- Vẽ hình : (0.5 điểm)

 HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close