Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 11 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là: A. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Câu 2: Ở thực vật, hoocmon giberelin (GA) có bao nhiêu tác dụng sinh lí? (1) tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây (2) kích thích nảy mầm của hạt (3) kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên (4) kích thích ra rễ phụ (5) tạo quả không hạt A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 3: Hình thức học tập đơn giản nhất ở động vật là A. quen nhờn B. in vết C. điều kiện hóa D. học ngầm. Câu 4: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng. A. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 5: Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này, chất nào sau đây có vai trò chính? A. Xitôkinin. B. Axêtylen. C. ABB. D. Auxin. Câu 6: Khi cho chó ăn kết hợp với bật đèn nhiều lần. Sau đó chỉ cần bật đèn là chó tiết nước bọt, đây là ví dụ về hình thức học tập nào A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa đáp ứng C. Điều kiện hóa hành động D. Học ngầm Câu 7: Cho các trường hợp sau: (1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng (2) Cổng K+ mở và Na+ đóng (3) Cổng K+ và Na+ cùng mở (4) Cổng K+ đóng và Na+ mở Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi: A. (1), (3) và (4) B. (1), (2) và (3) C. (2) và (4) D. (1) và (2) Câu 8: Loài nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? A. Gián B. Ốc sên C. Dơi D. Ve sầu Câu 9: Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân A. Gây ra sự mất phân cực B. Làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap C. Gây ra sự khử cực và đảo cực D. Dẫn tới hiện tượng tái phân cực Câu 10: Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, thiếu prôtêin động vật sẽ chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố? A. Độ ẩm. B. Ánh sáng C. Nhiệt độ D. Thức ăn Câu 11: Khi nói đến tính trọng lực ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực II. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm III. Rễ cây hướng trọng lực âm, đâm sâu xuống đất giúp cây đứng vững và lấy được phân bón . IV. Tế bào rễ cây mặt sáng ít auxin hơn tế bào mặt tối của rễ, mà nồng độ auxin tế bào rễ cao làm ức chế, nên tế bào phía tối sinh trưởng kéo dài tế bào nhanh hơn phía sáng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây? A. nhiệt độ cao B. nhiệt độ thấp C. ánh sáng yếu D. ánh sáng mạnh Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính? A. 2 giai đoạn B. 4 giai đoạn C. 3 giai đoạn D. 5 giai đoạn. Câu 14: Ở trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sẽ gây hậu quả như thế nào? A. Người bị to đầu xương chi. B. Người khổng lồ. C. Người bị bệnh bướu cổ. D. Người bị bệnh đần độn. Câu 15: Trong các căn cứ sau đây, người ta có thể xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm dựa vào căn cứ nào? A. tầng sinh mạch B. tầng sinh vỏ C. các tia gỗ D. vòng năm Câu 16: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là: A. phản xạ không điều kiện B. phản xạ có điều kiện C. sự co toàn bộ cơ thể D. co rút chất nguyên sinh Câu 17: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu: A. Ứng động sinh trưởng. B. Nhiệt ứng động. C. Quang ứng động. D. Ứng động không sinh trưởng. Câu 18: Quang chu kì là A. thời gian chiếu sáng trong một ngày. B. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm. C. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong một ngày. D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa. Câu 19: Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới? A. Cây mọc vống lên, lá màu vàng úa. B. Cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau. C. Cây mọc cong về phía ánh sáng, lá màu xanh nhạt. D. Cây mọc thảng đều, lá màu xanh lục. Câu 20: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Khe xinap → Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap. B. Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap. C. Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap. D. Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (NB): Chọn C Câu 2 (NB): (1) tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây (2) kích thích nảy mầm của hạt (5) tạo quả không hạt Chọn D Câu 3 (NB): Chọn A Câu 4 (TH): Chọn A Câu 5 (NB): Chọn D Câu 6 (NB): Chọn B Câu 7 (TH): Chọn A Câu 8 (NB): Các loài còn lại có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Chọn C Câu 9 (TH): Chọn C Câu 10 (NB): Chọn D Câu 11 (TH): III sai, rễ hướng trọng lực dương IV sai, tế bào phía tối sinh trưởng chậm hơn làm rễ tránh xa nguồn sáng. Chọn B Câu 12 (TH): Chọn B Câu 13 (NB): + Trứng + Nòng nọc + Ếch Chọn C Câu 14 (NB): Chọn B Câu 15 (NB): Chọn D Câu 16 (TH): Chọn A Câu 17 (NB): Chọn D Câu 18 (NB): Câu 19 (NB): Chọn B Câu 20 (NB): Chọn D
|