Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạoTrình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 65 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 65 SGK Lời giải chi tiết: - Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Quý tộc nhà Trần đẩy đất nước vào tình trạng bất ổn, sản xuất lại trì trệ. - Tình trạng đói kém xảy ra liên miên, nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi. - Xung đột chiến tranh giữa Chămpa với Đại Việt kéo dài gây ra tổn thất nặng nề. - Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe dọa xâm lược. => Yêu cầu khách quan: Phải giải quyết khủng hoảng kinh tế-xã hội, thủ tiêu những yếu tố cắt cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 66 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2 trang 66 SGK Lời giải chi tiết: - Chính trị và hành chính: + Sửa đổi chế độ hành chính, chia cả nước thành lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương. + Chức An phủ sứ ở lộ phải chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ công việc hộ tịch, thuế khóa, kiện tụng,… + Cho xây dựng kinh thành mới ở Tây Đô bằng đá kiên cố. - Quân sự: + Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thay các tướng lĩnh trẻ tuổi có tài năng nắm binh quyền, thải hồi người yếu, bổ sung người khỏe mạnh. + Kĩ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc, Hồ Nguyên Trừng chế tạo thành công súng thần cơ, chăm chú phát triển quân đội. - Kinh tế: + Năm 1396, Hồ Quý Ly ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng, gọi là Thông bảo hội sao. + Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế chế độ sở hữu ruộng tư. + năm 1402, nhà Hồ thống nhất đơn vị đo lường. - Xã hội: + Năm 1401, Hồ Quý Ly ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số nô tì. + Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân. - Văn hóa-giáo dục: + Hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Nho giáo. + Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc. + Sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành. + Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 67 SGK Lịch sử 11 CTST 1. Nêu kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ 2. Theo em, vì sao cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3 trong SGK Lời giải chi tiết: 1. Kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách của Hồ Quý Ly: - Có nhiều điểm tiến bộ mang tính dân tộc. - Cải cách đạt được một số kết quả bước đầu + Tiềm lực quốc phòng được nâng cao + Xóa bỏ kinh tế điền trang của quý tộc nhà Trần + Giáo dục được mở rộng cho nhiều đối tượng. 2. Cải cách của Hồ Quý Ly không thành công là vì: - Còn nhiều chủ quan, nóng vội. - Một số cải cách còn bộc lộ hạn chế, không triệt để. - Việc dùng pháp luật cưỡng chế khiến mất lòng dân. - Những sai lầm của triều Hồ trong biện pháp xây dựng quân đội và phòng thủ đất nước. Luyện tập Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 67 SGK Lịch sử 11 CTST Lập bảng tóm tắt nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ theo gợi ý: Phương pháp giải: Xem lại nội dung mục 2 SGK Lời giải chi tiết: Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 67 SGK Lịch sử 11 CTST Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì? Phương pháp giải: Xem lại nội dung bài học Lời giải chi tiết: Dân là gốc của nước, giữ nước trước hết là giữ dân, muốn giữ nước phải an dân, phải giữ được lòng dân... Bài học xương máu ấy xem ra không bao giờ cũ trong bất cứ triều đại nào, chế độ nào. Triều nhà Hồ của cha con Hồ Quý Ly đã không thấm nhuần kỹ những điều ấy, nên chỉ tồn tại vỏn vẹn trong bảy năm, để mất nước vào tay giặc Minh. Từ một quyền thần dưới nhà Trần, cho đến khi giành lấy vị trí quyền lực cao nhất của cả nước, Hồ Quý Ly - nhà cải cách táo bạo của thế kỷ 14 - đã làm tất cả để thực hiện những tư tưởng cải cách toàn diện của mình... Nhìn vào những nỗ lực và biện pháp mà Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương đã thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, hành chính, an ninh quốc phòng đến kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, xã hội; cứ tưởng tham vọng cải cách ấy sẽ gặt hái được nhiều thành công, thịnh vượng cho đất nước, nào ngờ chỉ mau chóng thất bại. Tất cả chỉ vì thiếu đi sự hậu thuẫn của nhân dân.
|