Bài 5. Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạoTrình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 32 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 31, 32 SGK Lời giải chi tiết: - Đông Nam Á hải đảo: + Ở In-đô-nê-xi-a, từ thế kỉ XV-XVI, các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng xâm chiếm và cai trị thực dân ở đây. + Phi-li-pin từ thế kỉ XVI bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ (1898), Tây Ban Nha nhượng quyền cai trị cho Mỹ. + Ở Mã Lai, năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kê-đa, Pê-nang và Mã Lai thuộc Anh từ 1895 - Đông Nam Á lục địa: + Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược thực dân Anh xâm chiếm và biến thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. + Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp khai thác và bóc lột. + Vương quốc Xiêm từ cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng đất tranh chấp của Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, Rama V đã giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 33 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày hoàn cảnh và nội dung chủ yếu của cuộc cuộc cải cách ở Xiêm Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2a trang 32,33 SGK Lời giải chi tiết: - Công cuộc cải cách ở Xiêm: + Về kinh tế: nhà nước giảm thuế nông nghiệp, xóa bỏ chế độ lao dịch, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, ngân hàng,… + Về chính trị: Đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn. Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp, gồm 12 bộ trưởng do các hoàng thân du học ở phương Tây. + Về xã hội: nhà nước xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động. + Về văn hóa, giáo dục: mở cửa các trường học theo mô hình phương Tây. + Về ngoại giao: Xiêm thực hiện ngoại giao mềm dẻo, từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, lợi dụng vị trí bước đệm và mâu thuẫn giữa Anh và Pháp để giữ gìn chủ quyền đất nước. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 34 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu ý nghĩa của công cuộc cải cách đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2B trong SGK Lời giải chi tiết: - Công cuộc cải cách đã góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Nhờ đường lối ngoại giao khôn khéo, thực dụng, biết lựa chọn và tận dụng tốt những cơ hội khách quan nên Xiêm là nước duy nhất trong khu vực thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa. - Công cuộc cải cách ở Xiêm mang tính chất tiến bộ, đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và giữa được nền độc lập dân tộc mặc dù vẫn còn lệ thuộc về nhiều mặt. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 34 SGK Lịch sử 11 CTST Hoàn thành bảng thống kế các nước thực dân phương Tây xâm lược các quốc gia ở Đông Nam Á Phương pháp giải: Xem lại nội dung mục 1 SGK Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 34 SGK Lịch sử 11 CTST Vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2 SGK Lời giải chi tiết: Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì: - Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V: + Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,… + Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới. - Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo": + Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. + Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp. + Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 34 SGK Lịch sử 11 CTST Hãy lí giải vì sao trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công. Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Lời giải chi tiết: Vua Tự Đức đã nhiều lần tiếp nhận các điều trần của Nguyễn Trường Tộ và chấp nhận thực hiện một số việc như chuẩn bị mở trường kĩ thuật ở Huế, việc hòa đàm với Pháp… Nhưng tiếc là rất ít và không có mấy kết quả. Nhưng dẫu sao cũng chứng tỏ rằng Tự Đức đã nhận biết được tình thế khó khăn và nhu cầu cần phải canh tân đất nước để bảo vệ độc lập. Tự Đức đủ thông minh để nhận ra điều đó nhưng không đủ bản lĩnh để chấp nhận tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ. Trở lực lớn nhất là đội ngũ quan lại. Họ không muốn và không dám thay đổi vì bị tư duy Nho học níu kéo. Họ sợ nếu thay đổi theo kiểu Nguyễn Trường Tộ thì vị trí, quyền lợi của họ sẽ bị lung lay. Họ vẫn muốn duy trì xã hội cũ, quyền lợi cũ. Thêm nữa, trong sâu xa, có lý do từ yếu tố địa - chính trị. Nước ta ở quá gần Trung Quốc, bị chi phối bởi Trung Quốc quá nhiều, quá lâu. Khi mà Trung Quốc chưa cải cách thì Việt Nam khó lòng cải cách. Các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc như Củng Tự Trân (1792 - 1841), Ngụy Nguyên (1794 - 1856), Phùng Quế Phân (1809 - 1874), Vương Thao (1827 - 1879) ở Trung Quốc còn chưa được chấp nhận thì Nguyễn Trường Tộ không được chấp nhận là điều dễ hiểu. Mặt khác, hệ thống quan lại, và cả Tự Đức, đã không tin Nguyễn Trường Tộ vì ông là người theo đạo Thiên chúa. Lúc này, trong nhận thức của quan lại, của Tự Đức, và phần đông xã hội, gần như đồng nhất Đạo Thiên chúa là Pháp, mà Pháp là kẻ thù xâm lược. Họ không chấp nhận kiểu tư duy người Tây, không chấp nhận Thiên chúa giáo nên không chấp nhận Nguyễn Trường Tộ.
|