Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạoTrình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu u và Bắc Mỹ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 14 SGK Lời giải chi tiết: - Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. - Nửa sau TK XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước ở Italia, Đức, cải cách nông nô (Nga),.. => Tạo điều kiện để chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ. ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 14 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2a trang 14 SGK Lời giải chi tiết: - Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á,Phi: + Khi tiến hành cách mạng công nghiệp,nhu cầu về nguyên liệu,thị trường trở nên cấp thiết,các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược Châu Á,Châu Phi + Kết quả: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước Á,Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 7 SGK Lịch sử 15 CTST Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là gì? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung về sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản Lời giải chi tiết: - Nhờ những thành tựu của khoa học, kĩ thuật cùng nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vốn bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. - Các nước tư bản mở rộng xuất khẩu tư bản, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng tài chính. Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên ngoài dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. ? mục 2 c Trả lời câu hỏi mục 2c trang 16 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sự tự do cạnh tranh sang độc quyền Phương pháp giải: Đọc lại nội dung chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền Lời giải chi tiết: - Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX): chủ nghĩa tư bản gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường - Từ những năm 60,70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới sự tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. - Tư bản ngân hàng cũng tham gia mạnh vào quá trình sản xuất, hợp nhất với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính. ? mục 3 a Trả lời câu hỏi mục 3a trang 17 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3a trang 17 SGK Lịch sử 11 CTST Lời giải chi tiết: - Chủ nghĩa tư bản hiện đại là: + Chủ nghĩa tư bản được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai. + Chủ nghĩa tư bản có những đặc trưng sau: là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia, có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ; chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng; là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu. ? mục 3 b Trả lời câu hỏi mục 3b trang 19 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu một tiềm năng hoặc một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại và lấy dẫn chứng cụ thể. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3b trang 19 SGK Lịch sử 11 CTST Lời giải chi tiết: - Một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại gặp phải đó là cuộc khủng hoảng kinh tế, đây là một vấn đề nhức nhối mà chủ nghĩa tư bản không thể thay đổi được. - Dẫn chứng về một số cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản + Trong những năm 1920, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 42% và giá trị thị trường chứng khoán đã tăng 218% từ năm 1922 đến năm 1929 với tốc độ 20% một năm liên tục trong 7 năm. Chưa từng có quốc gia nào trải qua thời kỳ giá cổ phiếu tăng chóng mặt, đến mức thu hút hàng triệu người Mỹ tham gia đầu cơ tài chính đến như vậy. Tuy nhiên, không ai thấy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sắp tới và người Mỹ tin vào sự thịnh vượng vĩnh viễn cho đến khi nó xảy ra. Vào ngày 25 tháng 10 năm 1929, Sở Giao dịch Chứng khoán New York chứng kiến 13 triệu cổ phiếu được bán tháo trong cơn hoảng loạn. Gần 30 tỷ USD bị mất trong một ngày, hàng nghìn nhà đầu tư bị sạt nghiệp. Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, một loạt các ngân hàng hoảng loạn xuất phát từ châu Âu vào năm 1931, lây lan sang Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và cuối cùng là toàn thế giới rơi vào vòng xoáy Đại suy thoái. Cuộc Đại suy thoái kéo dài từ năm 1929 đến năm 1939 và là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Đến năm 1933, 15 triệu người Mỹ thất nghiệp, 20.000 công ty phá sản và phần lớn các ngân hàng Mỹ phải đóng cửa. + Năm 2008, cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng diễn ra ở Hoa Kỳ và Châu Âu, đây là thời kỳ suy thoái sâu nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1930. Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2007 cùng với cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc, và bước vào giai đoạn hỗn loạn vào năm 2008. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 13 SGK Lịch sử 11 CTST Chủ nghĩa tư bản đã trải qua những thời kì phát triển nào? Nêu nội dung chính của những thời kì đó? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung bài 2 về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản SGK Lời giải chi tiết: - Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX): chủ nghĩa tư bản gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường - Từ những năm 60,70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới sự tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. - Chủ nghĩa tư bản được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 13 SGK Lịch sử 11 CTST Tại sao lại nói Anh là đế quốc thực dân “Mặt trời không bao giờ lặn”? Phương pháp giải: Tìm hiểu nội dung qua internet, sách báo về chủ nghĩa tư bản của Anh Lời giải chi tiết: - Nước Anh được gọi là đế quốc mặt trời không bao giờ lặn vì: + Đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất bấy giờ, trải dài từ Niu Di- lân , Ô-xtray-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-dang, Nam Phi, Ca-na-da, cùng nhiều vùng đất khác ở Châu Á, Châu Phi và các đảo trên đại dương. + Đế quốc Anh nắm giữ nắm giữ 1 lãnh thổ lớn hơn tất cả các đế quốc thời ấy. Với lãnh thổ rộng lớn đến nỗi luôn luôn có 1 phần lãnh thổ của nó nằm trong ban ngày. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 13 SGK Lịch sử 11 CTST Đóng vai một nhà phản biện xã hội, hãy nêu suy nghĩ về sự thăng trầm của chủ nghĩa tư bản từ khi xác lập cho đến nay Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Lời giải chi tiết: Trong lịch sử tồn tại gần năm thế kỷ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản đã châm ngòi cho hai cuộc chiến tranh thế giới đến nay là lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đồng thời đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, với những đỉnh cao chưa từng thấy cũng như những cuộc khủng hoảng, suy thoái lớn nhất về kinh tế, xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành một trong những chủ thể giữ vị trí then chốt trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. + Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Betsome, Máctanh, Tômát… đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như axit sunphuric (H2SO4), thuốc nhuộm…; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay…; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay… và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn. + Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. - Đến những năm của thế kỉ XIX, XX, CNTB thống trị và xâm lược các quốc gia trên thế giới. - Nhưng từ khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, nó tạo ra thế cân bằng và là một đối trọng của tư bản chủ nghĩa. Hiện nay chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại nhưng không còn được vị trí độc tôc như xưa mà đồng hành song song với chủ nghĩa xã hội.
|