Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạoTrình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 68 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 72 SGK Lời giải chi tiết: - Dưới thời Gia Long, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất. - Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương. - Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa => Kiện toàn bộ máy chính quyền, thực hiện nhất thể hóa các đơn vị tạo thậun lợi cho khôi phục kinh tế-xã hội. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 74 SGK Lịch sử 11 CTST Trình bày những nội dung chính của cuộc cải cách thời vua Minh Mạng. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2 trang 70 SGK Lời giải chi tiết: Nội dung cải cách của Minh Mạng: - Chính trị và hành chính: + Đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, củng cố địa vị của Nho giáo. + Tiến hành kiện toàn các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp việc cho nhà vua. + Cơ quan chuyên trách đứng đầu là lục bộ, được quy định chặt chẽ, rõ ràng về cơ cấu tổ chức. + Công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt được coi trọng. + Ở đại phương, triển khai cải cách quy mô trên cả nước. Theo đó, Bắc thành và Gia Định thành bị bãi bỏ, đổi các dinh, trấn thành các tỉnh. + Cả nước chia thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. + Ở khu vực miền núi, các vùng dân tộc ít người, nhà Nguyễn thiết lập cấp tổng, xóa bỏ chế độ thổ quan, lựa chọn những hào thanh liêm ở đại phương được nhân dân tin phục làm Thổ tri. - Kinh tế: + Năm 1836, vua Minh Mạng triển khai đo đại lại ruộng đất Nam Bộ, lập sổ địa bạ để quản lí. + Quy định lại chính sách thuế đối với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán nhằm kiểm soát hoạt động thương mại và an ninh. - Quốc phòng an ninh: + Tổ chức quân đội theo phương châm tinh nhuệ, học hỏi quy - Văn hóa-giáo dục: + Nho giáo được đặt làm hệ tư tưởng chính thống. + Giáo dục được coi trọng, trùng tu Quốc Tử Giám, nhà Thái học. + Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và các bậc tri thức, học hỏi mô hình phát triển của phương Tây. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 75 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu kết quả và ý nghĩa của cải cách của vua Minh Mạng. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3 trong SGK Lời giải chi tiết: - Kết quả: + là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục. + tăng cường tính thống nhất quốc gia, chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp. - Ý nghĩa: + Tác động tích cực ổn định đến sự ổn định tình tình chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. + Một số giá trị trong xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương và về xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm, bài học kinh nghiệp cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay. Luyện tập Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 75 SGK Lịch sử 11 CTST 1. Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của cuộc cải cách của vua Minh Mang Phương pháp giải: Xem lại nội dung mục 2 SGK Lời giải chi tiết: Sơ đồ tư duy nội dung cải cách của Minh Mạng: Vận Dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 75 SGK Lịch sử 11 CTST 2. Theo em, cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay? Phương pháp giải: Xem lại nội dung bài học và liên hệ. Lời giải chi tiết: Theo em, cuộc cải cách của Minh Mạng để lại những bài học là: 1.Thực hiện nguyên tắc "trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau" trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước 2. Thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng" 3. Kết hợp "đức trị" và "pháp trị" trong quản lý nhà nước 4. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật 5. Tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch 6. Kiểm tra, giám sát quan lại 7. Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ "hồi tỵ" 8. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
|