Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Trình bày nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 57 SGK Lịch sử 11 CTST

Trình bày nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1a trang 57 SGK

Lời giải chi tiết:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Thời gian: 40-43

+ Địa điểm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

+ Đối tượng xâm lược: Nhà Đông Hán.

+ Diễn biến chính: Năm 40, khởi nghĩa nổ ra. Từ năm 40-42, Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ. Đến năm 43, cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa Bà Triệu:

+ Thời gian: 248

+ Địa điểm: Quận Cửu Chân

+ Đối tượng xâm lược: Nhà Ngô

+ Diễn biến chính: Khởi nghĩa nổ ra ở Núi Nưa, chống quân Ngô do Lục Dân chỉ huy, cuối cùng bị thất bại.

- Khởi nghĩa Lí Bí:

+ Thời gian: 542-544

+ Địa điểm: Quận Giao Châu

+ Đối tượng xâm lược: Nhà Lương

+ Diễn biến chính: Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chính quyền đô hộ nhà Lương. Tháng 2/544, làm chủ Giao Châu. Xây dựng nước Vạn Xuân.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng:

+ Thời gian: 766-791

+ Địa điểm: Tống Bình

+ Đối tượng xâm lược: Nhà Đường

+ Diễn biến chính: Năm 766, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm. Năm 782, đánh chiếm lấy thành Tống Bình. Nam 791, nhà Đường tăng cường lực lượng uy hiếp và chiếm thành Tống Bình.

? mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 58 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1b trang 58 SGK

Lời giải chi tiết:

 - Cho thấy tình thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 44 SGK Lịch sử 11 CTST

Quan sát Bảng 8.2 và Hình 8.3, nêu diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.


Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 2 trong SGK

B2: Quan sát bảng 8.2 và Hình 8.3

Lời giải chi tiết:

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
+ Giai đoạn 1418-1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, thực hiện kế hoạch tạm hoãn với quân Minh.

+ Giai đoạn 1424-1425: Nghĩa quân tiến vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà lân, Khả Lưu-Bồ Ải. Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình-Thuận Hóa.

+ Giai đoạn 1426-1427: Tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hóa, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao tấn công, buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ để chờ viện binh

- Ý nghĩa :

+ Quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.

+ Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu TK XV.

? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 61 SGK Lịch sử 11 CTST

Lập bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3 trong SGK

Lời giải chi tiết:

Bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:


 

? mục 4

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 62 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu các bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 4 trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Các bài học lịch sử được rút từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam là:

+ Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân

+ Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

+ Bài học về nghệ thuật quân sự

+ Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 61 SGK Lịch sử 11 CTST

Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý bên:


Phương pháp giải:

Xem lại nội dung mục 1 SGK

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 61 SGK Lịch sử 11 CTST

Sưu tầm các nguồn tài liệu sách, internet để giới thiệu với các bạn trong lớp về chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Phương pháp giải:

Sưu tầm tài liệu trên internet, báo.

Lời giải chi tiết:

Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10-1427)

* Kế hoạch của địch:

Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang.

+ Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang.

* Chủ trương của ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước.

* Kết quả:

- Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.

- Cánh quân Mộc Thạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.

- Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

=> Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa

+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (tháng 1 năm 1789), Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn Tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.

+ Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó nhưng có ý khinh thường.

Đêm mùng 3 Tết năm Kỷ Dậu (1789), quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi (cách Thăng Long 20km về phía nam) mà giặc vẫn không hề biết. Vào lúc nửa đêm, quân ta vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời, quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.

+ Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn. quân ta bỏ lá chắn xông vào như vũ bão. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể, Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt.

+ Cũng vào mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa (Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc.

+ Quân ta toàn thắng.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close