Bài 4. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạoNêu nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 27 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 26,27 SGK Lời giải chi tiết: - Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. - Các nước như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và một số nước khác tiến hành cải cách mở cửa - Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ công bằng văn minh vẫn là đích tới của các quốc gia trên thế giới. ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 28 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu những thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2a trang 27 SGK Lời giải chi tiết: - Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc: + Cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa + Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học-kĩ thuật. Tổng sản phẩm trong nước từ 150 tỉ lên hơn 17 nghìn tỉ USD, bình quân giai đoạn tăng trưởng 2020-2021 là 5,1 % dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới. + Về xã hội: xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hòa, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. +Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hóa dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,… ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 29 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2B trong SGK Lời giải chi tiết: - Giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa, khoa học, kĩ thuật,… - Với những thành tựu tiêu biểu đó cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm lí luận về mô hình xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 29 SGK Lịch sử 11 CTST Kể tên các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay mà em biết. Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Lời giải chi tiết: Hiện nay, chỉ còn 4 quốc gia là: Trung Quốc (ngoại trừ Hồng Kông và Ma Cao), Việt Nam, Cuba và Lào được chính thức công nhận là nhà nước xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 29 SGK Lịch sử 11 CTST Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2b SGK Lời giải chi tiết: - Giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa, khoa học, kĩ thuật,… - Với những thành tựu tiêu biểu đó cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm lí luận về mô hình xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 29 SGK Lịch sử 11 CTST Tìm hiểu và trình bày thông tin về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Lời giải chi tiết: Trong những năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nỗ lực bảo đảm kinh tế phát triển ổn định, dân chủ được cải thiện, văn hóa thịnh vượng, xã hội ổn định, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang dựa trên những thành quả hiện hữu của Đại hội XVIII để định hướng cho Đại hội XIX và xa hơn nữa. Ghi nhận những khó khăn, tồn tại và thách thức, thế hệ lãnh đạo tương lai của Trung Quốc sẽ đề ra các mục tiêu cụ thể nhằm bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tạo ra nhiều việc làm, đồng thời thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tiến tới xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020. Với tinh thần đó, người dân Trung Quốc đang rất kỳ vọng vào thành công của Đại hội XIX sẽ giúp đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách chính trị sâu rộng và từng bước cải thiện cuộc sống dân sinh vì một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng hơn. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc cũng cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ áp dụng cách tiếp cận 2 bước để xây dựng Trung Quốc thành một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, tiến bộ về văn hóa, hài hòa và tươi đẹp. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nền kinh tế Trung Quốc đã biến đổi từ bước tăng trưởng nhanh sang giai đoạn phát triển chất lượng cao. Ông cho rằng: "Đây là một bước quan trọng trong quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, cải thiện cấu trúc kinh tế và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới". Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 29 SGK Lịch sử 11 CTST Liên hệ những lĩnh vực cải cách mở cửa của Trung Quốc và cho biết những lĩnh vực này có gì tương đồng với Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Liên hệ với Việt Nam Lời giải chi tiết: + Về kinh tế: Trung Quốc thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học-kĩ thuật. Tổng sản phẩm trong nước từ 150 tỉ lên hơn 17 nghìn tỉ USD, bình quân giai đoạn tăng trưởng 2020-2021 là 5,1 % dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. + Về xã hội: xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hòa, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. +Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hóa dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,…
|