Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều

Nêu những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Nêu những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần I. Nhật Bản (SGK trang 13)

- Chỉ ra những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945.

Lời giải chi tiết:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trong thời gian ngắn, nhưng ngay sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng, bấp bênh do ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát. Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc bạo động gạo năm 1918 lôi kéo 10 triệu người tham gia. Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

- Cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra sớm ở Nhật Bản (1927) và gây ra hậu quả nặng nề: sản xuất công nghiệp sụt giảm 32.5 %, 15% người lao động bị thất nghiệp, nạn đói bùng phát ở nông thôn....

- Đại suy thoái đã làm gia tăng những bất mãn của Nhật Bân với Trật tự Véc-xai -Oa-sinh-tơn, dẫn đến sự phục hôi của chủ nghĩa quân phiệt. Về đối nội, Chính phù Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. Về đối ngoại. Nhật Bàn tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ: xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).

? mục II

Nêu những nét chính về phong trào cách mạng ở Trung Quốc từ năm 1918 đến năm 1945?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần II. Trung Quốc (SGK trang 14)

- Chỉ ra những nét chính về phong trào cách mạng ở Trung Quốc từ năm 1918 đến năm 1945.

Lời giải chi tiết:

- Dưới tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.

- Để chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc, ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.

Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Năm 1926-1927 chiến tranh Bắc phạt, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chống các tập đoàn tài phiệt.

- Trong những năm 1927-1937, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Tháng 7-1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật.

? mục III

Nêu những nét chính về phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần III. Ấn Độ (SGK trang 14)

- Chỉ ra những nét chính về phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945.

Lời giải chi tiết:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh tiếp tục phát triển với sự tham gia tích cực của công nhân và nhân dân lao động. Tháng 4-1920, M. Gan-đi được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp tự trị toàn Ấn Độ, ông thuyết phục các lực lượng khác đấu tranh bằng con đường bất bạo động, bất hợp tác.

- Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập. 

- Dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi, Đảng Quốc đại Ấn Độ phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hóa, giáo dục của Anh, không làm việc cho Anh. Năm 1930, nhân dân Ăn Độ tiến hành "Hành trình muối", chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.

- Từ năm 1939 đến năm 1945, Đảng Quốc đại và M. Gan-đi tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh, yêu cầu người Anh "Rời Ấn Độ", khiến thực dân Anh phải từng bước chấp thuận trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.

? mục IV

Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ năm 1918 đến năm 1945?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần IV. Đông Nam Á (SGK trang 15)

- Chỉ ra những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam từ năm 1918 đến năm 1945.

Lời giải chi tiết:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản. Tiêu biểu cho khuynh hướng tư sản là sự thành lập và hoạt động của Đảng Dân tộc do Ác-mét Xu-các-nô đứng đầu (In-đô-nê-xi-a); hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam)...

- Khuynh hướng vô sản xuất hiện từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX với sự thành lập của các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920); ở Việt Nam. Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930),...

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung và tiến hành kháng chiến chống Nhật. Tháng 8- 1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a. Việt Nam.

- Tháng 10-1945. Mặt trận Lào Tự do ra đời và tuyên bố nên độc lập của Lào.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close