Bài 12: Bắc Trung Bộ SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diềuTheo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước ta được quy hoạch thành 6 vùng kinh tế là: Trung du miền núi Bắc Bộ Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước ta được quy hoạch thành 6 vùng kinh tế là: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vậy tự nhiên và phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố kinh tế của Bắc Trung Bộ? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần II và phần III để chỉ ra những đặc điểm tự nhiên và phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ (SGK trang 153) - Chỉ ra những ảnh hưởng đến phát triển và phân bố kinh tế của Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: Đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ và ảnh hưởng đến phát triển và phân bố kinh tế: - Đặc điểm tự nhiên: + Lãnh thổ kéo dài, địa hình núi, đồi, đồng bằng ven biển => hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, phân hóa => đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. + Nguồn nước phong phú => cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, du lịch. + Rừng chiếm 21,1% cả nước => phát triển lâm nghiệp. + Khoáng sản đa dạng => phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. + Biển đảo rộng lớn, thủy sản dồi dào => phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. + Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và biến đổi khí hậu => ảnh hưởng các hoạt động kinh tế và đời sống dân cư, môi trường. - Đặc điểm phân bố dân cư: dân số 11,2 triệu người, nhiều dân tộc sinh sống, phân bố dân cư và dân tộc có sự khác nhau theo không gian => sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực trong vùng. ? mục 1 Dựa vào thông tin và hình 12.1, hãy: - Xác định vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ. - Xác định phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (SGK trang 152) - Dựa vào hình 12.1, chỉ ra vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: - Vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ: tiếp giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ; giáp nước Lào. - Phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ: diện tích khoảng 51,2 nghìn km2 (chiếm gần 15,5% diện tích cả nước). Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Lãnh thổ kéo dài từ bắc vào nam, hẹp ngang từ tây sang đông, phía đông là vùng biển rộng với nhiều đảo, quần đảo, có huyện đảo Cồn Cỏ. ? mục 2 1 Dựa vào thông tin và hình 12.1, hãy: - Trình bày đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ. - Giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (SGK trang 153) - Dựa vào hình 12.1, chỉ ra đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ và giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: - Đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ và ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế: + Lãnh thổ và địa hình: lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, phía tây là núi, đồi; tiếp đến là dải đồng bằng ven biển; phía đông là biển và thềm lục địa. => hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, có sự phân hóa giữa phía đông và phía tây dãy Trường Sơn, phân hóa theo độ cao địa hình => hình thành cơ cấu cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. + Nguồn nước phong phú, có một số sông lớn: sông Mã, sông Chu, sông Hương; các mỏ nước nóng, nước khoáng cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, xây dựng nhà máy thủy điện => hình thành cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất điện, ngành du lịch. + Rừng chiếm 21,1% cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới => hình thành cơ cấu kinh tế với ngành lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, ngành du lịch. + Khoáng sản đa dạng như: crôm, sắt, đá vôi, sét, cao lanh, ti-tan => phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. + Vùng biển rộng lớn, nguồn lợi thủy sản dồi dào, bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô), nhiều đảo, đầm phá,… => phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: khai thác và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, khai thác khoáng sản. ? mục 2 2 Dựa vào thông tin, hãy trình bày vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần II – mục 2. Vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (SGK trang 154) - Trình bày vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: - Hàng năm, vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn khô nóng,… gây nhiều hậu quả đối với đời sống và sản xuất như: phá hủy cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, ảnh hưởng các hoạt động kinh tế, cản trở đời sống người dân, phá hủy môi trường => phòng chống thiên tai cần có các giải pháp tổng hợp và phù hợp với từng loại thiên tai. + Một số giải pháp phòng chống thiên tai chung: xác định và phân vùng rủi ro thiên tai; dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai; tuyên truyền, tập huấn về phòng chống thiên tai; xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi,… + Một số giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai: xử lí môi trường, hỗ trợ người dân ổn định đời sống và sản xuất sau thiên tai; tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn. - Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các biểu hiện: nhiệt độ trung bình năm đang tăng, lượng mưa thay đổi thất thường, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan,… tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế - xã hội. + Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: • Bảo vệ và phát triển rừng ở khu vực miền núi, phục hồi diện tích rừng ven biển, trồng thêm nhiều cây xanh. • Chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi thích nghi với sự thay đổi của khí hậu. • Xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê biển đảm bảo tiêu, trữ nước, hạn chế xâm nhập mặn, xói lở bờ biển,… + Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu: • Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. • Sử dụng tài nguyên nước, năng lượng hợp lí, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, giảm thiểu và xử lí chất thải. • Xác định và công bố các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và kế hoạch di dời dân,… ? mục 3 Dựa vào thông tin, hãy: - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ. - Giải thích tại sao có sự phân bố đó. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần III. Đặc điểm phân bố dân cư (SGK trang 153) - Chỉ ra đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ và giải thích tại sao có sự phân bố đó. Lời giải chi tiết: - Đặc điểm phân bố dân cư: dân số khoảng 11,2 triệu người (chiếm 11,3% dân số cả nước); mật độ dân số là 218 người/km2, thấp hơn trung bình cả nước, vùng có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Mường, Bru - Vân Kiều, Ơ Đu,… Phân bố dân cư và dân tộc có sự khác nhau theo không gian: dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở khu vực đồi núi. - Giải thích: dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng và ven biển do khu vực này có các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế,…; dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi vì nơi đây có điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. ? mục 4 1 Dựa vào thông tin và hình 12.2, hãy phân tích sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần IV – mục 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (SGK trang 156) - Chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản của vùng chiếm 9,4% giá trị sản xuất của cả nước (2021). - Nông nghiệp: phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 74,5% giá trị sản xuất của ngành. Cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm trồng ở các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Cây công nghiệp lâu năm có cao su, hồ tiêu trồng nhiều ở Quảng Bình, Quảng Trị. Cây ăn quả như cam, bưởi trồng nhiều ở Thanh - Nghệ - Tĩnh. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở Thanh Hóa, Nghệ An. - Lâm nghiệp: phát triển ở khu vực đồi núi phía tây theo hướng khai thác kết hợp trồng, bảo vệ rừng và vườn quốc gia. Sản lượng gỗ khai thác đứng thứ 3 cả nước (chiếm 26,4%, 2021), tập trung ở: Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hóa ,Thừa Thiên Huế. Trồng rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp tạo nên các vùng nông - lâm kết hợp => tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. - Thủy sản: đẩy mạnh theo hướng phát triển nuôi trồng và đánh bắt xa bờ, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại: định vị vùng đánh bắt, truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt,… Sản lượng thủy sản đóng góp 7,9% sản lượng cả nước (2021). Các tỉnh có diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. ? mục 4 2 Dựa vào thông tin và hình 12.2, hãy: - Phân tích sự phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ. - Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và các ngành công nghiệp chính của mỗi trung tâm. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần IV – mục 2. Công nghiệp (SGK trang 157) - Dựa vào hình 12.2, chỉ ra sự phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và các ngành công nghiệp chính của mỗi trung tâm Lời giải chi tiết: - Sự phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ: + Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 4,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. + Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, các ngành công nghiệp truyền thống tiếp tục đẩy mạnh: chế biến thực phẩm và đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. Một số ngành công nghiệp mới được phát triển: lọc hóa dầu, sản xuất kim loại, nhiệt điện, điện gió. - Các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và các ngành công nghiệp chính của mỗi trung tâm: + Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa: sản xuất và chế biến gỗ; cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt, may và giày, dép. + Trung tâm công nghiệp Nghi Sơn: hóa dầu, nhiệt điện, cảng biển + Trung tâm công nghiệp Vinh: sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, phân bón; sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống. + Trung tâm công nghiệp Kỳ Anh: cảng biển, sản xuất kim loại, nhiệt điện. + Trung tâm công nghiệp Huế: sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống; cơ khí; dệt, may và giày, dép. ? mục 4 3 Dựa vào thông tin và hình 12.1, 12.2, hãy phân tích thế mạnh, sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần IV– mục 3. Du lịch (SGK trang 158) - Dựa vào hình 12.1, 12.2, phân tích thế mạnh, sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: - Thế mạnh: + Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú: di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, vườn quốc gia, các bãi biển, các đảo,… + Tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, đặc sắc với các di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Quần thể Di tích Cố đô Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế,… và các lễ hội. + Sự thuận lợi của giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật,… - Phân bố: các tỉnh thu hút nhiều khách du lịch là Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Nghệ An,… Trong tương lai, nơi đây được phát triển để trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước với các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. ? mục 4 4 Dựa vào thông tin và hình 12.1, 12.2, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển đảo ở Bắc Trung Bộ Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần IV– mục 4. Kinh tế biển, đảo (SGK trang 158) - Dựa vào hình 12.1, 12.2, phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển đảo ở Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết: - Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo, phát triển kinh tế biển đảo giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ. - Các ngành kinh tế biển được đẩy mạnh: + Sản lượng khai thác cá biển chiếm 13,2% sản lượng cả nước 2021; nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ được đẩy mạnh với nhiều mô hình nuôi hữu cơ cho hiệu quả cao. + Du lịch biển ngày càng đa dạng về sản phẩm và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, đóp góp phần lớn về số lượng khách và doanh thu du lịch của vùng. Các điểm du lịch nổi bật: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm. Lăng Cô,… + Giao thông vận tải biển gắn với việc phát triển các cảng biển ở tất cả các tỉnh, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, kết nối với các cửa khẩu quốc tế, mở cửa ra biển cho các nước Lào, đông bắc Thái Lan. + Khai thác khoáng sản biển chủ yếu là quặng sắt, ti-tan ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, cung cấp chủ động về nguyên liệu, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến khoáng sản. - Phát triển kinh tế biển đảo còn gặp một số khó khăn: tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu; thiếu sự liên kết giữa các ngành kinh tế và giữa các tỉnh; gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển;… Cần phát triển trên quan điểm tổng hợp và bền vững, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Luyện tập Hoàn thành bảng sau vào vở ghi để thể hiện ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (SGK trang 153) - Chỉ ra ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết:
Vận dụng Thu thập tài liệu và giới thiệu về một di sản thế giới ở Bắc Trung Bộ Phương pháp giải: Thu thập tài liệu và giới thiệu về một di sản thế giới ở Bắc Trung Bộ Lời giải chi tiết: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hoá Thế giới đầu tiên vào năm 1993. Quần thể này bao gồm hệ thống các di tích liên quan triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Quần thể Di tích Cố đô Huế vẫn giữ được nét độc đáo riêng có của hàng trăm công trình kiến trúc, nghệ thuật tuyệt mỹ, mang giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa xứ Huế và Việt Nam. Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, du khách sẽ bước qua 3 vòng thành. Thành ngoài cùng là Kinh thành; thành thứ hai là Hoàng thành hay còn gọi là Đại Nội; trong cùng là khu Tử Cấm Thành. Cửa của Vua đi gọi là Ngọ Môn. Trên Ngọ Môn có tầng khán đài là lầu Ngũ Phụng, nơi các vị Vua nhà Nguyễn tổ chức một năm 3 cuộc lễ lớn… Lễ Ban sóc tức là gần Tết, vua phát cho mỗi hộ dân một cuốn lịch xem vào năm mới. Tại phía Đông khu Tử Cấm Thành có một toà nhà hai tầng là nhà hát Duyệt Thị Đường. Đây là nhà hát cổ xưa nhất Việt Nam hiện tồn tại gần như nguyên vẹn. Trải qua hơn 200 năm tuổi, Duyệt Thị Đường hiện là Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, nơi biểu diễn nhã nhạc, múa và tuồng cung đình, phục vụ du khách. Cố đô Huế là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn nhiều nghi lễ truyền thống văn hóa Việt, con người Việt. Năm 2023, kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
|