Tổng hợp 5 đề thi giữa học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều có đáp án

Tải về

Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải

A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.

D. Cả A, B và C.

Câu 2. Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?

A. 201 m.

B. 0,02 m.

C. 20 m.

D. 210 m.

Câu 3. Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

A. Thông tin liên lạc.

B. Y tế.

C. Nông nghiệp, công nghiệp.

D. Cả A, B và C.

Câu 4. Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?

A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.

B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.

C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.

D. Cả A, B và C.

Câu 5. Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.

B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.

C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.

D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.

Câu 6. Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?

A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.

B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.

C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.

D. Cả A, B và C.

Câu 7. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

A. 400 m.

B. 500 m.

C. 120 m.

D. 600 m.

Câu 8. Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Y tế.

C. Giao thông vận tải.

D. Thông tin liên lạc.

Câu 9. Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?

A. E=m.c2

B. E=m.c

C. E=c2.E

D. E=c.E

Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm

A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

B. vật chất và năng lượng.

C. vật chất.

D. năng lượng.

Câu 11. Biển báo trên có ý nghĩa gì?

A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.

B. Chất phóng xạ.

C. Điện cao áp.

D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.

Câu 12. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng

A. đi qua gốc tọa độ.

B. song song với trục hoành.

C. bất kì.

D. song song với trục tung.

Câu 13. Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. v = 7.

B. v=6t2 + 2t -2.

C. v = 5t – 4.

D. v=6t2 - 2.

Câu 14. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

A. v = 14 km/h.

B. v = 21 km/h.

C. v = 9 km/h.

D. v = 5 km/h.

Câu 15. Từ độ cao h = 80 m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Ngay khi chạm đất, vectơ vận tốc của quả cầu hợp với phương ngang một góc

A. 63,4°.
B. 26,6°.
C. 54,7°.
D. 35,3°.

Câu 16. Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) ….

- (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.

A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.

B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.

Câu 17. Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành bảng sau:

Đơn vị

Kí hiệu

Đại lượng

Kelvin

(1)

(2)

Ampe

A

(3)

candela

cd

(4)

A. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.

B. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.

C. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.

D. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.

Câu 18: Chọn đáp án đúng

A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.

C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

D. cả A, B và C đều đúng.

Câu 19. Chọn phát biểu đúng.

A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.

B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.

C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.

D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

Câu 20. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho

A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.

B. sự thay đổi hướng của chuyển động.

C. khả năng duy trì chuyển động của vật.

D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.

Câu 21. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

A. có giá trị bằng 0.

B. là một hằng số khác 0.

C. có giá trị biến thiên theo thời gian.

D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.

Câu 22. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

A. (1), (2), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Câu 23. Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

A. s = 800 m và d = 200m.

B. s = 200 m và d = 200m.

C. s = 500 m và d = 200m.

D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 24. Biểu thức tính gia tốc trung bình

A. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)

B. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \overrightarrow v }} = \frac{{\Delta t}}{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}\)

C. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{s}{{\Delta t}}\)

D. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)

Câu 25. Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

A. v0=11,7 m/s .

B. v0=28,2 m/s .

C. v0=56,3 m/s .

D. v0=23,3 m/s .

Câu 26. Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.

A. Độ cao tại vị trí ném.

B. Tốc độ ban đầu.

C. Góc ném ban đầu.

D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 27. Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là

A. tốc độ.

B. tốc độ trung bình.

C. vận tốc trung bình.

D. độ dời.

Câu 28: Chọn đáp án đúng.

A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(\frac{1}{2}g{t^2}\)và x=v0t

B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)

C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) và L=v0t

D. Cả A, B và C đều đúng.

Phần 2. Trắc nghiệm (3 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Vật ở độ cao 20 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu theo phương ngang. Xác định tầm xa của vật. Lấy g = 10 m/s2

Bài 2 (1,5 điểm). Hình dưới mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe, hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.

 

Đề 2

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là chiều Ox. Trong một khoảng thời gian xác định, trường hợp nào sau đây độ lớn vận tốc trung bình của vật có thể nhỏ hơn tốc độ trung bình của nó?

A. Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều.

B. Vật chuyển động theo chiều âm và không đổi chiều.

C. Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó đảo ngược chiều chuyển động của nó.

D. Không có điều kiện nào thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Câu 2. Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 20 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 40 km. Độ dịch chuyển là 0 km.

C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 40 km.

D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.

Câu 3.Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0 m là:

A. 1,4 m.

B. 1,5 m.

C. 1,6 m.

D. 1,7 m.

Câu 4. Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết

A. d = (1245 ± 2) mm.

B. d = (1,245 ± 0,001) m.

C. d = (1245 ± 3) mm.

D. d = (1,245 ± 0,0005) m.

Câu 5. Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

 

A. Biển cảnh báo chất độc.

B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.

D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Câu 6. Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

A. Quan sát, suy luận.

B. Đề xuất vấn đề.

C. Hình thành giả thuyết.

D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Câu 7. Đâu là sai số ngẫu nhiên khi đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?

A. Thao tác bấm đồng hồ.

B. Vị trí đặt mắt nhìn thước.

C. Điều kiện thời tiết khi đo.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8. Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ?

A. Quãng đường và tốc độ.

B. Độ dịch chuyển và vận tốc.

C. Quãng đường và độ dịch chuyển.

D. Tốc độ và vận tốc.

Câu 9. Tốc độ trung bình được tính bằng

A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 10. Vận tốc được tính bằng

A. quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.

D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 11. Tốc độ trung bình là đại lượng

A. đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.

B. đặc trưng cho hướng của chuyển động.

C. đặc trưng cho vị trí của chuyển động.

D. đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.

Sử dụng dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi 12, 13, 14, 15.

Một xe máy chuyển động trên đường thẳng theo hướng từ Đông sang Tây. Sau một khoảng thời gian t1 là 20 phút, xe máy cách vị trí xuất phát 15 km. Tiếp sau đó một khoảng thời gian t2 là 30 phút, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km.

Câu 12.Độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2 là:

A. 15 km.

B. 20 km.

C. 30 km.

D. 35 km.

Câu 13.Tốc độ của xe máy trong khoảng thời gian tlà bao nhiêu?

A. 45 km/h.

B. 55 km/h.

C. 45 km/h theo hướng Đông – Tây.

D. 55 km/h theo hướng Đông – Tây.

Câu 14. Vận tốc của xe máy trong khoảng thời gian t2 là bao nhiêu?

A. 70 km/h.

B. 40 km/h.

C. 70 km/h theo hướng Đông – Tây.

D. 40 km/htheo hướng Đông – Tây.

Câu 15.Tốc độ trung bình của xe máy trên toàn bộ đoạn đường là bao nhiêu?

A. 35 km/h.

B. 30 km/h.

C. 15 km/h.

D. 42 km/h.

Câu 16. Một ca nô đi trên mặt nước yên lặng với vận tốc có độ lớn là 16 m/s, vận tốc của dòng nước có độ lớn là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc tổng hợp của ca nô có thể là

A. 20 m/s.

B. 16 m/s.

C. 13 m/s.

D. 2 m/s.

Câu 17. Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

A. Vận tốc.

B. Độ dịch chuyển.

C. Quãng đường.

D. Gia tốc.

Câu 18. Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

A. Thời gian.

B. Gia tốc.

C. Độ dịch chuyển.

D. Vận tốc.

Câu 19. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

 

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 20. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

 

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 21: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?

 

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t.

C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.

D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.

Câu 22. Hình dưới là đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường hợp nào sau đây là đúng?

 

A. Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5 s xe đứng yên.

B. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9 s.

C. Trong 4 s cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s2.

D. Trong 2 s đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s2.

Câu 23. Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là

A. 8 m/s.

B. 10 m/s.

C. 12 m/s.

D. 14 m/s.

Câu 24. Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?

A. 10 m/s.

B. 20 m/s.

C. 15 m/s.

D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.

Câu 25. Phát biểu nào dưới đây là sai.

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau thì bằng nhau.

Câu 26. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là

A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.

B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s.

D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.

Câu 27.Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?

A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 28: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của viên bi khi nó bắt đầu rời khỏi mép bàn là

A. 1 m/s.

B. 2 m/s.

C. 3 m/s.

D. 4 m/s.

Phần 2. Tự luận (3,0 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Một vận động viên ném một quả bóng theo phương thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu là 18,0 m/s.

a. Quả bóng lên cao bao nhiêu?

b. Sau thời gian bao lâu nó trở về điểm ném?

Bài 2 (1,5 điểm). Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm:

a. Tốc độ trung bình của thuyền.

b. Độ dịch chuyển của thuyền.

c. Vận tốc trung bình của thuyền.

Đề 3

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu đúng.

A. Sốc điện là hiện tượng dòng điện vượt quá giá trị định mức.

B. Sốc điện là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể người, có thể gây tổn thương các bộ phận hoặc tử vong.

C. Sốc điện là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể người, không gây nguy hiểm cho con người.

D. Sốc điện là hiện tượng dòng điện bị giảm đột ngột.

Câu 2. Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng cần chú ý điều gì?

A. Sử dụng thang đo phù hợp.

B. Cắm chốt đúng với chức năng đo.

C. Sử dụng thang đo phù hợp và cắm chốt đúng chức năng đo.

D. Sấy khô đồng hồ trước khi sử dụng.

Câu 3. Phép đo trực tiếp là

A. phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.

B. phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.

C. phép đo sử dụng các công thức vật lí.

D. phép đo có độ chính xác thấp.

Câu 4. Chọn câu sai.

A. Sai số ngẫu nhiên không có nguyên nhân cụ thể.

B. Sai số ngẫu nhiên được khắc phục một phần nào đó qua nhiều lần đo.

C. Sai số ngẫu nhiên có thể do ảnh hưởng của điều kiện thí nghiệm.

D. Sai số ngẫu nhiên có thể bỏ qua.

Câu 5. Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ của nó là

A. 30 cm.

B. 1 mm.

C. 0,5 mm.

D. không xác định.

Câu 6. Chọn đáp án đúng

A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.

C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

D. cả A, B và C đều đúng.

Câu 7. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho

A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.

B. sự thay đổi hướng của chuyển động.

C. khả năng duy trì chuyển động của vật.

D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.

Câu 8. Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

A. Thông tin liên lạc.

B. Y tế.

C. Nông nghiệp, công nghiệp.

D. Cả A, B và C.

Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm

A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

B. vật chất và năng lượng.

C. vật chất.

D. năng lượng.

Câu 10. Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?

A. E=m.c2

B. E=m.c

C. E=c2.E

D. E=c.E

Câu 11. Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa có ý nghĩa gì?

A. Bác bỏ nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Khẳng định một lần nữa về nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

C. Phát hiện ra sự rơi của vật phụ thuộc vào khối lượng.

D. Tìm ra cách tính khối lượng của vật.

Câu 12. Phương pháp mô hình ở trường phổ thông gồm những dạng nào?

A. Mô hình vật chất, mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm.

B. Mô hình vật chất, mô hình toán học, mô hình thực nghiệm.

C. Mô hình vật chất, mô hình toán học, mô hình lý thuyết.

D. Mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm, mô hình toán học.

Câu 13. Chọn câu sai. Khi sử dụng các thiết bị quang học cần chú ý đến những điều gì?

A. Sử dụng các thiết bị nhẹ nhàng.

B. Lau chùi cẩn thận thiết bị truớc khi sử dụng.

C. Bảo quản thiết bị nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

D. Khử trùng thiết bị trước khi sử dụng bằng việc chần qua nước sôi.

Câu 14. Điều nào sau đây gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm?

A. Cầm vào phần vỏ nhựa của đầu phích cắm để cắm vào ổ điện.

B. Nhìn vào đèn chiếu tia laser khi nó đang hoạt động.

C. Đeo khẩu trang, găng tay khi thực hành thí nghiệm với hóa chất.

D. Sắp xếp thiết bị vào đúng vị trí sau khi sử dụng.

Câu 15. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng

A. đi qua gốc tọa độ.

B. song song với trục hoành.

C. bất kì.

D. song song với trục tung.

Câu 16. Chọn phát biểu đúng.

A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.

B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.

C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.

D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

Câu 17. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

A. (1), (2), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Câu 18. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

A. có giá trị bằng 0.

B. là một hằng số khác 0.

C. có giá trị biến thiên theo thời gian.

D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.

Câu 19. Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. v = 7.

B. v=6t2 + 2t -2.

C. v = 5t – 4.

D. v=6t2 - 2.

Câu 20. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ trung bình?

A. Tốc độ trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.

B. Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s2.

C. Tốc độ trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.

D. Tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 21. Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

A. s = 800 m và d = 200m.

B. s = 200 m và d = 200m.

C. s = 500 m và d = 200m.

D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 22. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

A. v = 14 km/h.

B. v = 21 km/h.

C. v = 9 km/h.

D. v = 5 km/h.

Câu 23. Biểu thức tính gia tốc trung bình

A. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)

B. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \overrightarrow v }} = \frac{{\Delta t}}{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}\)

C. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{s}{{\Delta t}}\)

D. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)

Câu 24. Câu nào sau đây không đúng?

A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.

C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.

D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

Câu 25. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

A. 400 m.

B. 500 m.

C. 120 m.

D. 600 m.

Câu 26. Chọn đáp án đúng.

A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(\frac{1}{2}g{t^2}\)và x=v0t

B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)

C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) và L=v0t

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 27. Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.

A. Độ cao tại vị trí ném.

B. Tốc độ ban đầu.

C. Góc ném ban đầu.

D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 28. Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là

A. tốc độ.

B. tốc độ trung bình.

C. vận tốc trung bình.

D. độ dời.

Phần 2. Tự luận ( 3,0 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2

Bài 2 (1,5 điểm). Vật ở độ cao 20 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu theo phương ngang. Xác định tầm xa của vật. Lấy g = 10 m/s2

Đề 4

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

A. 50m

B. 180m

C. 95m

D. 20m

Câu 2: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

A. Một mảnh vải

B. Một sợi chỉ

C. Một viên sỏi

D. Một chiếc lá

Câu 3: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong 1/3 quãng đường đầu là v1 = 40 km/h, trong  1/3 quãng đường tiếp theo là  v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3 = 30km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

A. v = 40 km/h

B. v = 35 km/h

C. v = 36 km/h

D. v = 34 km/h

Câu 4: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng  9N  và  12N . Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. 1N

B. 25N

C. 2N

D. 15N

Câu 5: Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là:

A. 1s

B. 0,5s

C. 0,1s

D. 0,2s

Câu 6: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

A. x = x0 – vt2 

B. x = x0 + v/t

C. x = x0 + vt2 

D. x = x0 – vt

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

B. Tốc độ góc không đổi

C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường tròn

Câu 8: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

A. a = 0,2 m/s2

B. a =  - 0,5 m/s2

C. a = 0,5 m/s2

D. a =  - 0,2 m/s2

Câu 9: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

B. \(v - {v_0} = \sqrt {2as} \)

C. \({v^2} + v_0^2 = 2as\)

D. \(v + {v_0} = \sqrt {2as} \)

Câu 10: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

A. 12km/h

B. 9km/h 

C. 6km/h

D. 3km/h

Câu 11: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?

A. 2 m/s2

B. 1 m/s2

C. 4 m/s2

D. 0,5 m/s2

Câu 12: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

B. tọa độ không đổi theo thời gian.

C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.

D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 13: Quán tính của vật là tính chất của vật có

A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng.

B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng.

D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng.

Câu 14: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số  5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là  3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?

A. aht = 8,2 m/s2

B. aht = 2,96.102 m/s2

C. aht = 29,6.102 m/s2

D. aht = 0,82 m/s2

Câu 15: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

A. 30s.

B. 40s.

C. 42s.

D. 50s.

Câu 16: Chọn phát biểu đúng.

A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.

B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.

C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.

D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

Câu 17: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

A. (1), (2), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Câu 18: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật?

A. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

B. Lượng vật chất nhiều hay ít.

C. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ.

D. Tính chất nặng hay nhẹ của vật.

Câu 19: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. v = 7.

B. v = 6t2 + 2t -2.

C. v = 5t – 4.

D. v=6t2 - 2.

Câu 20: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát:

A. trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. ở những thời điểm khác nhau.

C. ở những người quan sát khác nhau.

D. đối với các vật làm mốc khác nhau.

Câu 21: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

A. s = 800 m và d = 200m.

B. s = 200 m và d = 200m.

C. s = 500 m và d = 200m.

D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 22: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

A. v = 14 km/h.

B. v = 21 km/h.

C. v = 9 km/h.

D. v = 5 km/h.

Câu 23: Biểu thức tính gia tốc trung bình

A. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)

B. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \overrightarrow v }} = \frac{{\Delta t}}{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}\)

C. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{s}{{\Delta t}}\)

D. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.

C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.

D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

Câu 25: Đại lượng đo bằng số vòng quay của vật chuyển động tròn đều trong một đơn vị thời gian là:

A. tần số của chuyển động tròn đều.

B. gia tốc hướng tâm.

C. tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

D. chu kì quay.

Câu 26: Chọn đáp án đúng.

A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(\frac{1}{2}g{t^2}\)và x=v0t

B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)

C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) và L=v0t

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 27: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.

A. Độ cao tại vị trí ném.

B. Tốc độ ban đầu.

C. Góc ném ban đầu.

D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 28: Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là

A. tốc độ.

B. tốc độ trung bình.

C. vận tốc trung bình.

D. độ dời.

Phần 2. Tự luận (3 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi.

a) Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia.

b) Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét?

Bài 2 (1,5 điểm). Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2

Đề 5

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Chọn phát biểu đúng.

A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.

B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.

C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.

D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

A. (1), (2), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Câu 3: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

A. 30s.

B. 40s.

C. 42s.

D. 50s.

Câu 4: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật?

A. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

B. Lượng vật chất nhiều hay ít.

C. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ.

D. Tính chất nặng hay nhẹ của vật.

Câu 5: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. v = 7.

B. v = 6t2 + 2t -2.

C. v = 5t – 4.

D. v=6t2 - 2.

Câu 6: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát:

A. trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. ở những thời điểm khác nhau.

C. ở những người quan sát khác nhau.

D. đối với các vật làm mốc khác nhau.

Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

A. s = 800 m và d = 200m.

B. s = 200 m và d = 200m.

C. s = 500 m và d = 200m.

D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 8: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

A. v = 14 km/h.

B. v = 21 km/h.

C. v = 9 km/h.

D. v = 5 km/h.

Câu 9: Biểu thức tính gia tốc trung bình

A. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)

B. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \overrightarrow v }} = \frac{{\Delta t}}{{\overrightarrow {{v_2}}  - \overrightarrow {{v_1}} }}\)

C. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{s}{{\Delta t}}\)

D. \(\overrightarrow {{a_{tb}}}  = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.

C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.

D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

Câu 11: Đại lượng đo bằng số vòng quay của vật chuyển động tròn đều trong một đơn vị thời gian là:

A. tần số của chuyển động tròn đều.

B. gia tốc hướng tâm.

C. tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

D. chu kì quay.

Câu 12: Chọn đáp án đúng.

A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(\frac{1}{2}g{t^2}\)và x=v0t

B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)

C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) và L=v0t

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.

A. Độ cao tại vị trí ném.

B. Tốc độ ban đầu.

C. Góc ném ban đầu.

D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 14: Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là

A. tốc độ.

B. tốc độ trung bình.

C. vận tốc trung bình.

D. độ dời.

Câu 15: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

A. a = 0,2 m/s2

B. a =  - 0,5 m/s2

C. a = 0,5 m/s2

D. a =  - 0,2 m/s2

Câu 16: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

B. \(v - {v_0} = \sqrt {2as} \)

C. \({v^2} + v_0^2 = 2as\)

D. \(v + {v_0} = \sqrt {2as} \)

Câu 17: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

A. 12km/h

B. 9km/h 

C. 6km/h

D. 3km/h

Câu 18: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?

A. 2 m/s2

B. 1 m/s2

C. 4 m/s2

D. 0,5 m/s2

Câu 19: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

B. tọa độ không đổi theo thời gian.

C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.

D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 20: Quán tính của vật là tính chất của vật có

A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng.

B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng.

D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng.

Câu 21: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số  5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là  3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?

A. aht = 8,2 m/s2

B. aht = 2,96.102 m/s2

C. aht = 29,6.102 m/s2

D. aht = 0,82 m/s2

Câu 22: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

A. 50m

B. 180m

C. 95m

D. 20m

Câu 23: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

A. Một mảnh vải

B. Một sợi chỉ

C. Một viên sỏi

D. Một chiếc lá

Câu 24: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong 1/3 quãng đường đầu là v1 = 40 km/h, trong  1/3 quãng đường tiếp theo là  v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3 = 30km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

A. v = 40 km/h

B. v = 35 km/h

C. v = 36 km/h

D. v = 34 km/h

Câu 25: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng  9N  và  12N . Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. 1N

B. 25N

C. 2N

D. 15N

Câu 26: Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là:

A. 1s

B. 0,5s

C. 0,1s

D. 0,2s

Câu 27: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

A. x = x0 – vt2 

B. x = x0 + v/t

C. x = x0 + vt2 

D. x = x0 – vt

Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

B. Tốc độ góc không đổi

C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường tròn

Phần 2. Tự luận (3 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Một vận động viên ném một quả bóng theo phương thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu là 18,0 m/s.

a. Quả bóng lên cao bao nhiêu?

b. Sau thời gian bao lâu nó trở về điểm ném?

Bài 2 (1,5 điểm). Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm:

a. Tốc độ trung bình của thuyền.

b. Độ dịch chuyển của thuyền.

c. Vận tốc trung bình của thuyền.

Tải về

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close