Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế XươngVịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
I. Tác giả - Xem thêm về tác giả tại đây: Tác giả Trần Tế Xương II. Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - “Vịnh khoa thi Hương” còn có tên gọi khác “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, được sáng tác năm 1897. b. Bố cục - Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi - Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi - Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi - Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi 2. Tìm hiểu chi tiết a. Hai câu đề - Nói về sự kiện: theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương -> sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt, chỉ có tính chất như một thông báo một thông tin bình thường. - Sử dụng từ “lẫn”: thể hiện sự ô hợp, hỗn tạp của kì thi này. Đây chính là điều bất thường của kì thi. → Hai câu đề với kiểu câu tự sự có tính chất kể lại kì thi với tất cả sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời. b. Hai câu thực - Hình ảnh: + Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác. + Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ. - Nghệ thuật: + Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi. + Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường. + Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”. → Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước. → Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho. c. Hai câu luận - Hình ảnh: + Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể. + Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà. → Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi. + Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân. → Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến. d. Hai câu kết - Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. - Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình. d. Giá trị nội dung Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng. e. Giá trị nghệ thuật - Nghệ thuật đối, đảo ngữ - Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm Sơ đồ tư duy - Vịnh khoa thi Hương HocTot.Nam.Name.Vn
|