Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An NinhTiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
I. Tác giả 1. Tiểu sử - Cuộc đời - Nguyễn An Ninh (1899 -1943) - Quê: Xã Mĩ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Nay là TP HCM). - Là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu TK XX - Từ một trí thức Tây học, ông đến với CN Mác và những người cộng sản. - 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo. → Là một trí thức tài cao học rộng. 2. Sự nghiệp văn học a. Phong cách nghệ thuật - Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động. - Lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp. - Phê phán đạo Khổng – đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu. b. Tác phẩm chính - Tác phẩm dịch: Khế ước xã hội. - Vở tuồng: Hai Bà Trưng. II. Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời: - Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925. b. Bố cục: 3 phần: - Phần 1 ((Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa. - Phần 2 (Tiếp theo đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài. 2. Tìm hiểu chi tiết a. Hiện tượng học đòi Tây hóa - Thích nói tiếng Tây dù chỉ "bập bẹ năm ba tiếng" + Coi việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu của "giai cấp quý tộc". + Biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. - Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu mà được xem là đà tạo theo kiểu Tây phương. → Bị Tây hóa nhưng lại cho đó là văn minh → Tác giả thể hiện thái độ phê phán. b. Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc * "Tiếng nói là người bảo vệ quý giá nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị". - Dùng tiếng nói để phổ biến tri thức. - Vứt bỏ tiếng nói của mình đồng nghĩa với việc khước từ sự hi vọng giải phóng giống nòi. → Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh khoa học thế giới mở mang dân trí, ngược lại là để tuột khỏi tầm tay. * Tiếng Việt không nghèo nàn: - Ngôn ngữ thông dụng, phong phú: + Ngôn ngữ truyện Kiều (Nguyễn Du) giàu hay nghèo? + Ngôn ngữ của ta có thể dịch được những tác phẩm lớn của Trung Quốc tại sao không thể viết được những tác phẩm tương tự? → Nghệ thuật: Dùng câu nghi vấn nhằm khẳng định, nhấn mạnh vấn đề: nói rằng ngôn ngữ An Nam nghèo chỉ là biện minh của những người bất tài. - Nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ: điều gì suy nghĩ kĩ sẽ dễ dàng diễn đạt. c. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình. - Biết ngoại ngữ để học hỏi châu Âu, thu thập kiến thức và làm giàu cho ngôn ngữ nước mình khi đã giỏi tiếng nước mình. - Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ nước ngoài không hoàn toàn kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. → Học và biết cách sử dụng tiếng nước ngoài còn có thể làm giàu cho tiếng nước mình. d. Giá trị nội dung - Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển. - Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức. - Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc. e. Giá trị nghệ thuật - Luận điểm rõ ràng, logic. - Dẫn chứng cụ thể, chân thực. - Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục. HocTot.Nam.Name.Vn
|