Tác giả Hoài Thanh

Tìm hiểu tác giả Hoài Thanh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên

- Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Trước cách mạng:

+ Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

+ Tham gia cách mạng tháng 8 và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

- Sau cách mạng tháng 8:

+ Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

2. Sự nghiệp văn học

a. Các tác phẩm chính

     Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)…

b. Phong cách phê bình

- Là nhà lý luận phê bình xuất sắc của nền Văn học Việt Nam hiện đại: “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”

- Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế gần gũi và giàu cảm xúc, hình ảnh. Có sự kết hợp giữa tính khoa học với tính văn chương logic, độc đáo.

- Năm 2000, ông được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

  • Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

  • Tác giả Ăng-ghen

    Tìm hiểu tác giả Ăng-ghen gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

  • Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh

    Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

  • Tác giả Nguyễn An Ninh

    Tìm hiểu tác giả Nguyễn An Ninh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close