Văn bản Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)[Trong bài viết "Nhân vật lí tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kì”, các tác giả Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát đã bàn về sự xuất hiện và phát triển của nhân vật lí tưởng trong truyện cổ tích thần kì. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần cuối của bài viết.] Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát) [Trong bài viết "Nhân vật lí tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kì”, các tác giả Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát đã bàn về sự xuất hiện và phát triển của nhân vật lí tưởng trong truyện cổ tích thần kì. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần cuối của bài viết.] [ ... ] Ở phần kết thúc tác phẩm, nhân vật lí tưởng4 nhận được phần thưởng lớn nhất. Hầu hết các tác phẩm đều kết thúc bằng mô-típ5 nhân vật kết hôn, lên ngôi, sống hạnh phúc và cảnh vật, cuộc sống xung quanh cũng thay đổi, tươi sáng. Mô-típ này là hình thức khái quát hoa cao nhất lí tưởng của nhân dân về đời sống tinh thần và vật chất. Để xứng đáng với đạo đức, tài năng và những khó khăn mà nhân vật đã trải qua, phần thưởng cuối cùng phải thật lón lao. Nó phải là những cái gì mà nhân dân mơ ước hướng tới. Những cái mà người lao động không bao giờ có trong xã hội cũ, cuối cùng, đều được trao cho nhân vật. Ở nhân vật lí tưởng, nhân dân đã thoát khỏi, tất nhiên là trong thế giới của mơ ước, sự nghèo nàn, tăm tối của cuộc sống hằng ngày để vươn lên một cuộc đời, một trật tự khác hẳn. [ ... ] Khi nhân vật lí tưởng kết hôn, lên ngôi, nhân dân vẫn thử thách đạo đức, tài năng của nó ở hoàn cảnh, địa vị mới. Dù là ông vua, là hoàng hậu, nó vẫn thuộc về nhân dân. Truyện cổ tích đưa các nhân vật lí tưởng vào lâu đài, triều đình, nhưng trong cách ứng xử, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt, nó vẫn thuộc về nhân dân. Cần phân biệt những ông vua, hoàng hậu mà nhân dân mơ ước với những ông vua, hoàng hậu ngu xuẩn, tàn bạo. Không nên và không thể gộp tất cả vào danh từ "vua” nói chung. Có như vậy mới hiểu được ý nghĩa sâu sắc của mơ ước dân gian. Chính với phần thưởng cuối cùng, nhân vật lí tưởng càng trở nên hoàn hảo, ước mơ công lí dân gian cũng được hoàn thiện hơn. Song dẫu sao, việc để các nhân vật lí tưởng trở thành vua, hoàng hậu cũng phản ánh sự bế tắc về nhận thức và lí tưỏng thực tại của nhân dân. Trong xã hội cũ, đời sống và khả năng thực tại không cho phép nhân dân thực hiện công lí của mình. Nhân dân chỉ còn cách để nhân vật từ bỏ chỗ đứng của giai cấp mình, bước vào vị trí của giai cấp khác trong thế giới hoang đường mà thôi. Đặt vấn đề vào hoàn cảnh lịch sử, chúng ta cũng thông cảm với cảnh ngộ và nỗi niềm của người xưa. Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện, họ còn được thay hình đổi dạng, để thành cô gái đẹp tuyệt vời, chàng trai khôi ngô tuấn tú. V. Ya. Prốp (V. Ia. Propp) gọi đây là sự biến hình: nhân vật được mang diện mạo mới. Những nhân vật này, đầu tiên không có sự tương ứng giữa bản chất bên trong tốt đẹp và hình dáng bên ngoài xấu xí. Nói cách khác, đầu tiên, ở những nhân vật này, sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong và bên ngoài bị phá vỡ. Trong phần kết thúc của truyện, sự tương ứng đó được khôi phục lại. Nhân vật phản diện trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật xấu xí trong cổ tích sinh hoạt và truyện cười không bao giờ có sự khôi phục này. [...] Trong truyện cổ tích thần kì, chính đạo đức, tài năng như là động lực tự thân, đã giúp nhân vật có được sự khôi phục ấy. Nhân dân coi đây là sự đền bù, là phần thưởng để nhân vật lí tưởng càng trở nên hoàn mĩ. Đặc điểm của nhân vật lí tưởng và ước mơ công lí của nhân dân đã quy định cái kết thúc có hậu tươi sáng của cốt truyện cổ tích thần kì. […] |