Soạn bài Tiếng đàn giải oan SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung của cốt truyện thơ Nôm?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 141 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung của cốt truyện thơ Nôm?

Phương pháp giải:

Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt. Rút ra nhận xét   

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tóm tắt:

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh.

Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.

=> Cốt truyện đã thể hiện đặc điểm chung của cốt truyện thơ Nôm về thể thơ lục bát, , kể các sự việc xoay quanh nhân vật chính, chủ đề xoay quanh đấu tranh về một xã hội công bằng, kết thúc có hậu.

Xem thêm
Cách 2

- Tóm tắt: Giới thiệu gia đình họ Thạch – Thạch ông ra đi và Thạch Sanh chào đời – Thạch bà qua đời – Thanh Sanh gặp Lý Tĩnh – Thạch Sanh gặp Lý Thông – Lý Thông cùng mẹ lập mưu – Lý Thông lừa Thạch Sanh – Thạch Sanh chém xà tinh – Lý Thông cướp công Thạch Sanh – Công chúa Quỳnh Nga kén chồng – Đại bàng cắp công chúa Quỳnh Nga – Lý Thông gặp lại Thạch Sanh – Thạch Sanh giao chiến xà tinh – Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề – Thạch Sanh xuống thủy cung yết kiến vua Thủy Tề – Thạch Sanh đánh hồ yêu – Thạch Sanh được vua Thủy Tề tặng đàn – Công chúa Quỳnh Nga bị câm – Trăn tinh và xà tinh lập mưu hãm hại Thạch Sanh – Thạch Sanh bị Lý Thông giam vào ngục – Tiếng đàn giải oan – Thạch Sanh được sắc phong làm Quận công và kết duyên cùng công chúa – Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

- Nhận xét: cốt truyện Thạch Sanh thuộc mô hình nhân quả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 141 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ

Phương pháp giải:

Tóm tắt các sự kiện được kể và liệt kê, nhận xét về nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tóm tắt các sự kiện được kể: 

- Thạch Sanh vào tù

- Nhận ra con người Lý Thông

- Chàng đánh đàn kêu oan 

- Chàng kể tội của Lý Thông

Nhân vật trong văn bản: Thạch Sanh, Lý Thông

Thạch Sanh là người có tính cách vượt lên trên mọi điều, luôn thật thà, giàu tình cảm. Điều đó thể hiện qua cách anh đối diện với cái ác – luôn sẵn sàng hành động trừ gian diệt ác mỗi khi cần thiết. Thạch Sanh cũng không thiếu sự bao dung, sẵn lòng giúp đỡ người khác, làm cho anh trở thành một người dũng sĩ thực sự.

=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bằng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật Thạch Sanh, thể hiện triết lý ngàn đời của cha ông: ở hiền gặp lành.

Xem thêm
Cách 2

- Sự kiện được kể: Thạch Sanh đem đàn ra gẩy. Tiếng đàn của chàng nỉ non, thánh thót như ai oán, như than, như vạch tội Lý Thông ăn ở bất nhân, phụ nghĩa và trách nàng công chúa không giữ lời ước hẹn. Công chúa Quỳnh Hoa nghe thấy, khỏi bệnh và bày tỏ nỗi oan khuất với nhà vua.

-Nhân vật: Thạch Sanh, Lý Thông, công chúa Quỳnh Nga, nhà vua.

- Nhân vật chính: Thạch Sanh. Chàng là người rộng lượng, không oán hờn, không phàn nàn, oán trách kẻ bất nhân.

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ: nhân vật chính (Thạch Sanh) thuộc tuyến nhân vật chính diện, đại diện cho cái tốt, cái đẹp; nhân vật phản diện (Lý Thông) đại diện cho cái xấu, cái ác. Bên cạnh đó, còn có những loài vật thần kì: cây đàn.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 142 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Cây đàn của Thành Sanh có đặc điểm gì? Đó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu cây đàn trong câu chuyện và rút ra nhận xét   

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm:

+ Tự kêu giống như một con người đang kêu oan

+ Phơi bày bản chất thật sự của Lý Thông

=> Cây đàn như một nhân vật trong truyện vì mang những yếu tố giống con người như là tự kêu oan cho chủ nhân của mình, vạch mặt kẻ vô ơn Lý Thông.

Xem thêm
Cách 2

- Đặc điểm của cây đàn: nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát... như tiếng vị quan tòa phân xử rạch ròi như lưỡi rìu

- Đó có phải là nhân vật. Nhân vật này thuộc đồ vật thần kì.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 142 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và cho biết:

a. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?

b. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tương đồng và khác biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề kết hợp với quan sát bức tranh   

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Tiếng đàn như một loại vũ khí vô hình đặc biệt có khả năng cảm hoá tinh thần và thu phục kẻ thù giặc ngoại xâm.

- Tiếng đàn được sử dụng như một liều thuốc cứu công chúa khỏi căn bệnh nan y. Từ đó, Thạch Sanh có cơ hội được giải oan và vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông. Điều này tượng trưng cho công lý luôn chiến thắng.

Tiếng đàn được xây dựng với vai trò quan trọng xuyên suốt mạch câu chuyện. Chúng được cảm hóa nhờ người thổi đức độ. Tình tiết tuy hư cấu nhưng lại vô cùng ý nghĩa

=> Nhờ tiếng đàn Thạch Sanh mới được giải oan, bộ mặt Lí Thông được phơi bày và cưới được công chúa. Nhờ nhân vật đó thì Thạch Sanh mới có cơ hội trở mình, có một kết thúc có hậu. Nếu không có cây đàn, Thạch Sanh mãi mãi bị oan và không bao giờ có kết thúc có hậu.

b. 

 

Truyện cổ tích Thạch Sanh

Tiếng đàn giải oan

Giống

Đều giúp nhân vật chính giải oan

Khác nhau

-Chỉ là một chi tiết giúp Thạch Sanh giải oan, có sức mạnh biến hoá kì áo,ít quan trọng, tập trung nhiều hơn vào thử thách của Thạch Sanh

à Tập trung vào thử thách

- Vạch mặt Lý Thông rõ ràng hơn, như một nhân vật văn học trong truyện, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các sự việc lên cao trào.

à Tập trung vào cây  đàn

Xem thêm
Cách 2

a. - Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát... như tiếng vị quan tòa phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kính thành, vọng tới cung vua.

- Nghe tiếng đàn, nàng công chúa bấy lâu im tiếng, nay bỗng cười nói vui vẻ. Thạch Sanh được gặp nhà vua. Tiếng đàn ấy đã hoá giải mọi bi kịch của cuộc đời chàng Thạch Sanh dũng sĩ - nghệ sĩ. Tên Lí Thông độc ác bị trừng phạt.

b. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên:

- Giống nhau:

+ đều là yếu tố thần kì.

+ đều lên tiếng bênh vực, bảo vệ Thạch Sanh.

+ đều giúp công chúa khỏi bị câm.

-Khác nhau:

+ Truyện cổ tích Thạch Sanh: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công.

+ Truyện thơ Nôm Tiếng đàn giải oan: Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát... như tiếng vị quan tòa phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện.

Xem thêm
Cách 2

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 142 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định chủ đề

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ đề của văn bản: Chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện, ở hiền thì gặp lành.

Căn cứ: Tác giả kể về chàng dũng sĩ Thạch Sanh với thân phận mồ côi, trải qua nhiều khó khăn thử thách: diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu công chúa và con vua Thủy Tề, vạch mặt Lí Thông, chống quân của 18 nước chư hầu…, cuối cùng đã lên làm vua, trị vì đất nước, hưởng vinh hoa phú quý.

Xem thêm
Cách 2

- Chủ đề: công lý, lẽ phải

- Trong văn bản, mượn hình ảnh cây đàn thần để vạch tội kẻ xấu, kẻ ác, kẻ bất nhân.

Xem thêm
Cách 2

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 142 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề kết hợp với quan sát bức tranh   

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nội dung bao quát:  Nhờ tiếng đàn mà Thạch Sanh có thể giải oan cho mình, Lý Thông bị vạch mặt và công chúa trở lại như bình thường.

- Thông điệp:

Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác và công lý luôn chiến thắng, ở hiền ắt sẽ gặp lành.

Xem thêm
Cách 2

Đoạn trích trên, mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Xem thêm
Cách 2

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close