Trắc nghiệm Lý thuyết Ẩn dụ Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Ẩn dụ là gì?

  • A

    Gọi tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

  • B

    Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • C

    Dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D

    Dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

Câu 2 :

Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Câu 3 :

Ẩn dụ hình thức là?

  • A

    Tương đồng về cách thức

  • B

    Tương đồng về phẩm chất

  • C

    Chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác

  • D

    Tương đồng về hình thức

Câu 4 :

Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Ăn quả nhớ kẻ trông cây”

  • A

    Ẩn dụ hình thức

  • B

    Ẩn dụ phẩm chất

  • C

    Ẩn dụ cách thức

  • D

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 5 :

Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

  • A

    Ẩn dụ hình thức

  • B

    Ẩn dụ phẩm chất

  • C

    Ẩn dụ cách thức

  • D

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 6 :

Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào”

  • A

    Ẩn dụ hình thức

  • B

    Ẩn dụ phẩm chất

  • C

    Ẩn dụ cách thức

  • D

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ẩn dụ là gì?

  • A

    Gọi tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

  • B

    Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

  • C

    Dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D

    Dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn tập kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ là dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng

Câu 2 :

Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn tập kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Có 4  kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ẩn dụ hình thức

- Ẩn dụ cách thức

- Ẩn dụ phẩm chất

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 3 :

Ẩn dụ hình thức là?

  • A

    Tương đồng về cách thức

  • B

    Tương đồng về phẩm chất

  • C

    Chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác

  • D

    Tương đồng về hình thức

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn tập kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ hình thức là sự tương đồng về hình thức

Câu 4 :

Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Ăn quả nhớ kẻ trông cây”

  • A

    Ẩn dụ hình thức

  • B

    Ẩn dụ phẩm chất

  • C

    Ẩn dụ cách thức

  • D

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn tập kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả

Câu 5 :

Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

  • A

    Ẩn dụ hình thức

  • B

    Ẩn dụ phẩm chất

  • C

    Ẩn dụ cách thức

  • D

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn tập kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh

Câu 6 :

Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

“Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào”

  • A

    Ẩn dụ hình thức

  • B

    Ẩn dụ phẩm chất

  • C

    Ẩn dụ cách thức

  • D

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn tập kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng

close