Trắc nghiệm bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Lý do khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận là gì?
Câu 2 :
Lý do Héc-to vẫn quyết định ra trận là gì?
Câu 3 :
Câu nói thể hiện ý thức của Héc-to về số phận là “Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận”, đúng hay sai? Đúng Sai
Câu 4 :
Câu nói thể hiện ý thức của Héc-to về bổn phận là “Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”, đúng hay sai? Đúng Sai
Câu 5 :
Biến cố khiến Héc-to phải từ biệt vợ con, gia đình lên đường ra trận là biến cố đặc trưng của thể loại sử thi, đúng hay sai? Đúng Sai
Câu 6 :
Hình ảnh Héc-to trong văn bản được khắc họa qua những chi tiết nào?
Câu 7 :
Qua những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác trong đoạn trích, có thể cho thấy nhân vật này có tính cách, phẩm chất như thế nào?
Câu 8 :
Hành động quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp của Héc-to gợi cho bạn suy nghĩ gì về nhân vật này?
Câu 9 :
Qua nhân vật Héc-to, bạn có hình dung như thế nào về người anh hùng cổ đại?
Câu 10 :
Vấn đề được đặt ra trong đoạn trích vẫn còn liên quan và có ý nghĩa cho tới ngày nay, đúng hay sai? Đúng Sai Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Lý do khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận vì không muốn chàng phải mạo hiểm, bị sát hại, không muốn con thơ thành đứa trẻ mồ côi cha, mà bản thân mình cũng trở thành góa phụ. Trong lòng nàng, nàng đã coi Héc-to là người thân kính yêu duy nhất của mình, không chỉ là chồng mà còn là cha, là mẹ, là chỗ dựa lớn nhất của nàng nên rất sợ mất đi Héc-to
Câu 2 :
Lý do Héc-to vẫn quyết định ra trận là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận là bởi vì: - Chàng không muốn trở thành kẻ hèn nhát, phải hổ thẹn với những người anh em, lính chiến cùng xông pha ngoài chiến trận như mình - Chàng là người có nhiệt huyết, lý tưởng sống cao đẹp, từ lâu đã học cách luôn đứng ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân - Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ, phục dịch cho người khác mà bản thân lại bất lực không thể giải thoát cho nàng
Câu 3 :
Câu nói thể hiện ý thức của Héc-to về số phận là “Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận”, đúng hay sai? Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Đúng
Câu 4 :
Câu nói thể hiện ý thức của Héc-to về bổn phận là “Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”, đúng hay sai? Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Đúng
Câu 5 :
Biến cố khiến Héc-to phải từ biệt vợ con, gia đình lên đường ra trận là biến cố đặc trưng của thể loại sử thi, đúng hay sai? Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Đúng
Câu 6 :
Hình ảnh Héc-to trong văn bản được khắc họa qua những chi tiết nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Héc-to hiện lên trong văn bản qua những chi tiết: lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, ánh đồng sáng lóa, cái ngù bờm ngựa cong cong, hồn hậu, mũ trụ đồng thau sáng loáng
Câu 7 :
Qua những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác trong đoạn trích, có thể cho thấy nhân vật này có tính cách, phẩm chất như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Những lời nói và hành động đó cho thấy Ăng-đrô-mác là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, rất tha thiết với gia đình và luôn khao khát hạnh phúc. Nhưng đồng thời, nàng cùng là một người phụ nữ cảm tính, thiên về cảm xúc, đôi khi lo lắng đến mất đi lý trí, nhưng đó cũng là tính cách chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến trong sử thi.
Câu 8 :
Hành động quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp của Héc-to gợi cho bạn suy nghĩ gì về nhân vật này?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Hành động mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp của Héc-to là một hành động dũng cảm và thể hiện lý tưởng của người anh hùng trong hoàn cảnh phải lựa chọn giữa gia đình và dân tộc.
Câu 9 :
Qua nhân vật Héc-to, bạn có hình dung như thế nào về người anh hùng cổ đại?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Qua nhân vật Héc-to – kiểu nhân vật điển hình cho người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại, có thể nhận thấy người anh hùng thời kì này thường mang những phẩm chất: - Dũng cảm, có lý tưởng chiến đấu và luôn sẵn sàng xông pha chiến trận - Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc - Phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh
Câu 10 :
Vấn đề được đặt ra trong đoạn trích vẫn còn liên quan và có ý nghĩa cho tới ngày nay, đúng hay sai? Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Phương pháp giải :
Xem lại kiến thức về văn bản Lời giải chi tiết :
Đúng Những vấn đề này vẫn có ý nghĩa trong xã hội ngày nay vì đây là những vấn đề mà gần như cá nhân nào cũng sẽ gặp phải. Và trong xã hội hiện nay, việc chỉ sống cho mình mà quên đi những lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, sống ích kỷ đang ngày càng phổ biến, bên cạnh đó vẫn có những bạn trẻ không có lý tưởng sống nên việc đưa những vấn đề nhân sinh này vào chương trình giáo dục là một điều rất cần thiết.
|